Nguồn: Taylor & Todd, 1995
Biến bên ngoài Nhận thức sự hữu ích Nhận thức tính dễ sử dụng Thái độ hướng đến sử dụng Dự định sử dụng Sử dụng hệ thống thực sự
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xăng sinh học của người tiêu dùng người tiêu dùng
2.4.1 Dễ tiếp cận
Theo Pew (2003) [28], Dễ tiếp cận đã được xác định là một yếu tố quan
trong việc sử dụng công nghệ mới. Dễ tiếp cận của việc dùng xăng sinh học là việc
người tiêu dùng dễ dàng đổ xăng ở các đại lý, dễ dàng tìm hiểu các thông tin về xăng sinh học.
2.4.2 Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức sự hữu ích là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng các sản phẩm công nghệ cụ thể sẽ có nhiều hữu ích (Davis, 1989) [11]. Hệ thống cơng nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng
được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và cộng sự,
1989) [11].
Về mặt lý thuyết, dễ sử dụng được nhận thức khi người tiêu dùng cảm thấy việc dùng xăng sinh học mang lại nhiều lợi ích. Vì lý do này, tính hữu ích được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các sản phẩm công nghệ mới của người tiêu dùng.
2.4.3 Chi phí
Chi phí là tồn bộ các khoản được biểu hiện bằng tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra để được sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó.
Trong nghiên cứu này, chi phí được hiểu là khoản tiền mà người tiêu dùng bỏ
ra để có thể sử dụng xăng sinh học E5: chi phí mua xăng, chi phí thay đổi phụ tùng
trên xe cho phù hợp với xăng (nếu có), chi phí tiết kiệm được hoặc mất đi trong
trường hợp sử dụng xăng sinh học E5 có ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến động cơ xe.
2.4.4 Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là sự tin tưởng của các cá nhân rằng việc sử dụng sản phẩm công nghệ sẽ giúp công việc của họ được thực hiện tốt hơn và định nghĩa của nó
Hiệu quả kỳ vọng không chỉ là mong đợi của người tiêu dùng mà còn là mong đợi của tổ chức khi sử dụng công nghệ mới làm tăng hiệu quả công việc.
2.4.5 Lời truyền miệng
Lời truyền miệng ở đây được hiểu là thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu được truyền đi từ người này sang người khác. Thông tin lan truyền theo
cách này có thể bằng lời hoặc phi lời. Cụ thể trong nghiên cứu này, hình thức bằng lời là cách mà người tiêu dùng trực tiếp nghe được thông tin từ những người tiêu
dùng khác đang tranh luận hoặc chia sẻ những hiểu biết của họ về đặc điểm, tính năng của thương hiệu X; hoặc gián tiếp thơng qua hình thức đọc được các ý kiến
nhận xét, bình luận trên các diễn đàn, phòng chat, trang web của một số siêu thị
điện máy...
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Lời truyền miệng có ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, như Meyers-Levy (1990).
2.4.6 Chính sách
Theo quyết định số 177/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu tổng quát là: Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng
lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp
phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ mơi trường.
Một trong những nhóm giải pháp chính trong việc phát triển đề án đó là nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển nhiên liệu sinh học. Thông qua việc tăng
cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người dân về vai trò quan trọng và
tác dụng to lớn về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của nhiên liệu sinh học
trong phát triển bền vững. Tuyên truyền sâu rộng về việc xây dựng, phát triển thị trường và sử dụng nhiên liệu sinh học ở nước ta.
Thơng qua các chính sách trên sẽ góp phần thúc đẩy xu hướng chọn mua sản phẩm xăng sinh học E5 đối với người tiêu dùng Việt Nam.
2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây
Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây
Các yếu tố NC1 NC2 NC3 NC4 NC5 NC6 NC7 Đề xuất của tác giả
1 Thái độ X X X X
2 Chuẩn chủ quan X X X X X
3 Kiểm soát hành vi cảm
nhận X X
4 Biến bên ngoài X
5 Nhận thức sự hữu ích X X X
6 Chi phí X X
7 Lợi ích liên quan X
8 Khả năng quan sát X
9 Dễ tiếp cận X X
10 Tính hữu dụng sản phẩm X
11 Giá trị cảm nhận X
12 Lời truyền miệng X X
13 Chính sách X X
14 Đủ số lượng X
15 Đảm bảo chất lượng xăng X
16 Xăng tốt cho xe máy theo
kinh nghiệm X
17 Cửa hành thuận tiện cho
dừng xe X
18 Giá cả đúng quy định X
19 Thương hiệu nhà cung cấp
và cửa hàng X
20 Nhân viên cửa hàng vui vẻ,
nhiệt tình X
21 Cửa hàng lớn, rộng rãi X
22 Loại xăng người thân, bạn
bè khuyên dùng X
23 Nhà nước khuyến khích tiêu
dùng X
24 Quảng cáo, tuyên truyền
của doanh nghiệp X
Ghi chú:
NC1: Nghiên cứu của Ajzen & Fishbein (1985) NC2: Nghiên cứu của Ajzen (1991).
NC3: Nghiên cứu của Davis (năm 1986). NC4: Nghiên cứu của Taylor & Todd (1995). NC5: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2017).
NC6: Nghiên cứu của Lê Hồng Đắc & Hoàng Trọng (2019).
NC7: Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Oanh & Lưu Tiến Thuận (2019).
2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu
H1: Thành phần “Dễ tiếp cận” có tương quan dương đến quyết định sử dụng
xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.
H2: Thành phần “Nhận thức sự hữu ích” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.
H3: Thành phần “Chi phí” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.
H4: Thành phần “Chuẩn chủ quan” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.
H5: Thành phần “Lời truyền miệng” có tương quan dương đến quyết định sử
dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.
H6: Thành phần “Chính sách” có tương quan dương đến quyết định sử dụng
xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.
2.5.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở lý thuyết về quyết định mua của người tiêu dùng và các cơng
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố: gồm 1 yếu tố độc lập và 6 yêu tố phụ thuộc. Tất cả các yếu tố đều được kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trước đây bao gồm: (1) Dễ tiếp cận, (2) Nhận thức sự hữu ích, (3) Chi phí, (4), Chuẩn chủ quan (5) Lời truyền miệng, (6) Chính sách. Các yếu tố này đều được kế thừa tử kết quả nghiên cứu của các tác giả trước
được tổng hợp tại bảng 2.1, trong đó có nhiều yếu tố mặc dù tên gọi có khác nhau, nhưng bản chất không khác nhau, đồng thời có nhiều yếu tố theo nhận định chủ
quan của tác giả không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng, cụ thể:
- Hai yếu tố “nhận thức sự hữu ích” và “lợi ích liên quan” mặc dù tên gọi có
khác nhau nhưng về ý nghĩa đều thể hiện lên nhận thức của người tiêu dùng về lợi
ích của sản phẩm.
- Hai yếu tố “chi phí” và “giá cả đúng quy định” đều thể hiện cảm nhận về
chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra để sử dụng sản phẩm.
- Ba yếu tố “dễ tiếp cận”, “cửa hàng thuận tiện cho dừng xe” và yếu tố “cửa hàng lớn, rộng rãi” đều mang ý nghĩa thể hiện việc người tiêu dùng có dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm hay khơng.
Ngồi ra các yếu tố khác theo nhận định chủ quan dựa trên kinh nghiệm trong lĩnh vực xăng dầu tác giả cho rằng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng. Do đó, trong phạm vi đề tài
nghiên cứu, tác giả đề xuất 6 yếu tố sau có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu: Dễ tiếp cận, nhận thức sự hữu ích, chi phí, chuẩn chủ quan, lời truyền miệng, chính sách.