Một vài nét về sự hình thành và phát triển của pháp luật đặc xá ở Việt Nam trước năm

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 44)

d) Kinh nghiệm của Cộng hòa Séc về đặc xá

2.1.1. Một vài nét về sự hình thành và phát triển của pháp luật đặc xá ở Việt Nam trước năm

xá ở Việt Nam trước năm 2007

Tiếp cận từ góc độ lịch sử, có thể thấy rằng các quy định pháp luật về đặc xá đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Các văn bản luật cổ cịn lưu lại cho đến ngày này có nhiều quy định cụ thể về vấn đề đặc xá. Chẳng hạn Điều 15 Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức nhà Lê) quy định: “Những người bị tội đồ, lưu còn đương đi đường mà gặp dịp ân xá thì cũng được ân xá theo luật. Kẻ nào trốn thì khơng được ân xá”. Hoặc Điều 11 luật này quy định: “Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng khơng được ân xá”.

Dưới chế độ ta, vấn đề đặc xá được đặt ra ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền. Ngày 19 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hịa đã ban hành Sắc lệnh số 33D trong đó quy định rõ việc phóng thích cho các tội nhân bị kết án trước ngày 19/8/1945. Tiếp đó, ngày 20 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa lại ra Sắc lệnh số 52/SL quy định rõ:

- Những người vì chiến đấu cho nền độc lập của nước Việt Nam mà bị kết án trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945 như là chính trị phạm hay thường phạm đều được xá tội.

- Những khinh tội phạm trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 mà Tòa án đã xử phạt tiền hoặc án treo, hoặc cả hai thứ hình phạt đó, đều được xá miễn.

- Những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao giờ; quyền cơng tố sẽ tiêu hủy, những chính hình và phụ hình mà tịa án đã tun đều bỏ hết.

- Cấm tất cả cơng chức hành chính và các thẩm phán viên khơng được nhắc đến, hoặc trong hồ sơ một vết tích gì về những tội đã được xá.

- Người được đặc xá phải làm đơn xin xá miễn lên Ủy ban nhân dân tỉnh nơi mình ở. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ điều tra rồi làm tờ trình gửi theo với đơn Ủy ban nhân dân ký, để Ủy ban này chuyển hồ sơ lên Bộ Tư pháp xét định.

Nghiên cứu các văn bản đặc xá từ năm 1945 đến năm 2007 có thể thấy đặc xá được quy định trong rất nhiều văn bản khác nhau, tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà được quy định dưới những hình thức như sắc lệnh, thông tư, nghị quyết, quyết định với mức độ chi tiết khác nhau. Nhìn chung, những năm về sau này các văn bản đặc xá được quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ hơn.

Về phạm vi đối tượng đặc xá: Đối tượng đặc xá là tương đối thống nhất là tha hoặc giảm án đối với người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt tại các trại giam. Ngồi ra, trong một số năm có đối tượng là người bị kết án nhưng đang ở ngoài xã hội do được hỗn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Đối với đối tượng là người bị tập trung giáo dục cải tạo, pháp luật chỉ quy định đặc xá đối với họ trong một giai đoạn nhất định. Riêng đối tượng là người bị kết án tử hình chỉ được đưa vào diện đặc xá trong hai năm 1946 và 1948. Bên cạnh đó, tùy theo tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của từng thời kỳ mà các văn bản đặc xá thường có quy định về các trường hợp khơng được đặc xá để đáp ứng yêu cầu về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Về tiêu chuẩn, điều kiện đặc xá: tùy theo tình hình cách mạng của dân tộc trong từng giai đoạn cụ thể, tùy thuộc vào yêu cầu chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước tại thời điểm đặc xá, pháp luật về đặc xá có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đặc xá ngày càng được chặt chẽ hơn, tương ứng với sự phát triển và hoàn thiện bộ máy pháp luật nước ta. Một điểm đáng lưu ý là trong khi nhiều nội dung của đặc xá như trình tự, thủ tục xét duyệt, thẩm quyền xét duyệt…chủ yếu được hướng dẫn trong các văn bản của liên ngành tư pháp hoặc của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương thì điều kiện tiêu chuẩn

và đối tượng được đặc xá quy định trong quyết định đặc xá của cấp có thẩm quyền cao nhất (Chủ tịch nước, Hội đồng Nhà nước). Do đó, đã đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất và tính hiệu lực cao hơn văn bản pháp luật về đặc xá.

Về thẩm quyền quyết định đặc xá: theo quy định của Hiến pháp từng thời kì mà thẩm quyền quyết định đặc xá thuộc về Chủ tịch nước (Hiến pháp 1946), Ủy ban thường vụ Quốc hội (Hiến pháp 1959), Hội đồng Nhà nước (Hiến pháp năm 1980), và Chủ tịch nước (Hiến pháp 1992). Riêng năm 1946 cấp có thẩm quyền quyết định đặc xá theo Hiến pháp đã ủy quyền cho cấp dưới quyết định. Nhìn chung thẩm quyền quyết định đặc xá là người hoặc cơ quan có thẩm quyền cao nhất nhà nước.

Về trình tự, thủ tục đặc xá: thường được quy định trong các văn bản hướng dẫn của các ngành hoặc của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương. Nhìn chung, về trình tự, thủ tục ngày càng được quy định đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng hơn, do đó góp phần quan trọng đảm bảo cơng tác đặc xá được thực hiện chính xác, khách quan, cơng bằng.

Tuy nhiên, có thể thấy cơng tác đặc xá từ trước đến nay còn một số tồn tại vướng mắc là: Cơng tác đặc xá cịn thiếu một cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất và có hiệu lực cao. Đặc xá được quy định trong rất nhiều loại văn bản khác nhau, với những nội dung khác nhau về phạm vi đặc xá, về đối tượng và tiêu chuẩn đặc xá…Trong số khoảng 90 văn bản quy định và hướng dẫn về đặc xá từ năm 1945 đến năm 2007, có 27 Quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch nước; 18 Lệnh và sắc lệnh của Chủ tịch nước;14 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Nhà nước; 13 Thông tư, Thông lệnh của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, của liên nghành Tịa án - Viện kiểm sát - Công an; 10 Công văn hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương…

Trong các văn bản về đặc xá, cùng một vấn đề có năm được quy định trong văn bản của cấp cao nhất về đặc xá như Chủ tịch nước, Hội đồng Nhà nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng có năm được quy định trong văn

bản của cơ quan có thẩm quyền cấp thấp hơn như Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tịa án nhân dân tối cao…Nhiều quy định mang tính then chốt của đặc xá như tiêu chuẩn, đối tượng đặc xá…lại được hướng dẫn trong các văn bản của quyết định đặc xá trung ương hoặc các bộ, ngành. Có năm, thẩm quyền quyết định đặc xá được ủy quyền cho cấp dưới, không phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Thực trạng như trên dẫn đến sự phân tán, tản mạn và thiếu thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật về đặc xá. Với cơ sở pháp lý như vậy đã gây khó khăn khơng nhỏ cho các cấp, các ngành khi triển khai thực hiện cơng tác đặc xá và có thể gây nên sự thiếu chính xác, sơ hở hoặc khơng cơng bằng trong q trình thực hiện các mặt cơng tác cụ thể của q trình xét duyệt hồ sơ của người đặc xá, mặc dù cho đến nay chưa có số liệu cụ thể về việc đặc xá sai hoặc có tiêu cực trong cơng tác đặc xá.

Bên cạnh việc xem xét đặc xá tha hoặc giảm hạn tù thì đặc xá cịn được thực hiện dưới hình thực xét đơn xin ân giảm án tử hình. Tuy nhiên, vì khơng có tài liệu về thực tiễn xét đơn xin ân giảm án tử hình trong những năm qua nên phần này chúng tôi không đề cập đến thực tiễn xét đơn xin giảm án tử hình. Nhưng chúng tơi xin đưa ra một số nhận xét về trường hợp xét đơn xin ân giảm án tử hình như sau:

Xét đơn xin ân giảm án tử hình đã có từ rất sớm và được thực hiện thường xuyên, liên tục. Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 33C lần đầu tiên quy định về xét đơn xin ân giảm án tử hình. Thẩm quyền xét đơn xin ẩn giảm án tử hình khơng có sự thay đổi ln ln thuộc thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia. Đây không chỉ là quy định của pháp luật mà là thông lệ trong lịch sử pháp luật Việt Nam cũng như lịch sử pháp luật thế giới.

Việc xét đơn xin ân giảm án tử hình khơng có quy định ràng buộc cụ thể. Trên cơ sở tham khảo ý kiến đề xuất của các cơ quan chức năng có liên

quan và xem xét tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau, nguyên thủ quốc gia quyết định ân giảm hoặc bác đơn xin ân giảm án tử hình.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 44)

w