b) Thực trạng thực hiện pháp luật đặc xá trước khi có Luật đặc xá năm
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về đặc xá
luật về đặc xá
Như đã trình bày trong phần trước, để hướng dẫn thi hành cho Luật đặc xá năm 2007, ngày 4/7/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2008/NĐ-CP. Nghị định quy định cụ thể về thời điểm đặc xá, việc ban hành, công bố và thông báo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, điều kiện của người được đề nghị đặc xá. Tuy nhên, một số nội dung của Nghị định này cần được quy định chi tiết thêm. Cụ thể là:
Về điều kiện được đề nghị đặc xá
Điều kiện về kết quả chấp hành hình phạt tù: theo quy định tại khoản 1 Luật đặc xá thì người được đề nghị đặc xá phải chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam, tích cực học tập, lao động, trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nghị định 76/2008/NĐ-CP, ngày 4/7/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đặc xá cũng không quy định cụ thể về việc xếp loại cải tạo như thế nào. Vấn đề này được quy định tại văn bản của Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn triển khai Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước trong mỗi đợt đặc xá.
Đối với điều kiện về kết quả chấp hành hình phạt tù thì việc xếp loại cải tạo là rất quan trọng, đây là một trong những điều kiện tiên quyết đề xét đặc xá. Do đó việc đánh giá, xếp loại cải tạo theo thời gian và quá trình cải tạo đối với từng loại tội phạm cần được quy định ngay trong Nghị định của Chính phủ, cịn Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá chỉ nên quy định những vấn đề cụ thể chỉ áp dụng cho từng đợt đặc xá.
Điều kiện về thời gian chấp hành hình phạt tù: Luật đặc xá quy định thời gian đã chấp hành hình phạt tù do Chủ tịch nước quyết định nhưng mức tối thiểu là 1/3 (hoặc 1/4) thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, 14 năm (hoặc 12 năm) đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Trong các Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cũng thường xuyên quy định thời gian đã chấp hành hình phạt tù trên. Tuy nhiên, vì đặc xá là một biện pháp miễn giảm đặc biệt của Nhà nước mang tính chính trị pháp lý nên việc quy định rõ mức thời gian tối thiểu đã chấp hành hình phạt tù trong Luật cũng cần được nghiên cứu thêm. Nên chăng chỉ nên quy định nguyên tắc là đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian nhất định cịn cụ thể mức bao nhiêu thì để Chủ tịch nước quyết định theo tình hình cụ thể của từng đợt đặc xá như vậy sẽ hợp lý và linh hoạt hơn.
Về đặc xá trong trường hợp đặc biệt:
Theo quy định của Luật đặc xá thì đặc xá trong trường hợp đặc biệt là đặc xá không phụ thuộc vào thời điểm (tức là vào bất kỳ thời gian nào, có thể xét đặc xá cùng với dịp xét đặc xá nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, cũng có thể vào bất kỳ vào thời điểm nào), cũng không phụ thuộc vào điều kiện tiêu chuẩn được quy định trong Luật đặc xá mà theo yêu cầu về đối nội, đối ngoại của đất nước. Như vậy, đặc xá trong trường hợp đặc biệt thì số lượng khơng nhiều được áp dụng đối với những trường hợp có lý do đặc biệt (như để đáp ứng yêu cầu đối ngoại của Nhà nước hay người có thành tích đặc biệt xuất sắc, người mắc bệnh hiểm nghèo và việc đặc xá cho họ đáp ứng yêu cầu đối nội của Nhà nước). Tuy nhiên, Luật đặc xá quy định đối tượng đặc xá trong trường hợp đặc biệt gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là chưa hợp lý. Người đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là người đã được hưởng ưu đãi nhất định theo quy định của pháp luật nên khi xem xét đặc xá cần có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Mặt khác, số lượng người đang được tạm hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng tương đối nhiều nên nếu xem xét đặc xá trong trường hợp đặc biệt cho đối tượng này thì số lượng có thể lên đến hàng trăm người được xem xét, điều này khơng phù hợp với tính chất của đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Vì Luật đặc xá quy định xem xét đặc xá cho người đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt nên cả Luật và Nghị định cũng như các văn bản khác đều khơng có quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn, trình tự thủ tục xét đặc xá đối với đối tượng này. Vì vậy, năm 2009 (năm đầu tiên thực hiện Luật đặc xá), đã khơng có trường hợp nào đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được xét đặc xá. Đến năm 2010, trong Quyết định về đặc xá năm 2010 của Chủ tịch nước có quy định “Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo hướng dẫn và lập hồ sơ, danh sách người đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt”. Trên cơ sở đó, Tịa án nhân dân tối cao mới ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng rất lúng túng làm ảnh hưởng đến tiến độ xét đặc xá.
Nên chăng đối với người đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khơng nên đưa vào đối tượng xét đặc xá trong trường hợp đặc biệt và Nghị định nên có quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục xét đặc xá đối với người đang được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để việc thực hiện được rõ ràng, thuận lợi.
Về hồ sơ xét đặc xá:
Điều 14 Luật đặc xá quy định những tài liệu chính trong hồ sơ đề nghị đặc xá gồm: Đơn xin đặc xá; Tài liệu chứng minh về cá nhân, hồn cảnh gia đình cả người được đề nghị đặc xá; Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác; Cam kết khơng vi phạm pháp luật, tiếp tục chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác; Văn bản đề nghị đặc xá của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam.
Trên thực tế, xét đặc xá đòi hỏi rất nhiều các loại giấy tờ tài liệu khác, được hướng dẫn cụ thể trong Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá trong từng đợt đặc xá. Chẳng hạn, phạm nhân có hồn cảnh gia đình khó khăn cần
phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình cư trú, phạm nhân khi phạm tội là người chưa thành niên thì phải có bản sao giấy khai sinh, phạm nhân là thương, bệnh binh, Nghệ sĩ nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang…, có thân nhân là liệt sĩ, gia đình có cơng, mắc bệnh hiểm nghèo…phải có giấy tờ chứng nhận… Mặt khác, Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá thường ban hành sau khi có Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước nên thời gian từ khi có văn bản hướng dẫn đến khi xét đặc xá là rất ngắn, việc bổ sung các giấy tờ không kịp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của phạm nhân khi xét đặc xá.
Nên chăng những giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ xét đặc xá phải được quy định rõ trong Nghị định của Chính phủ, tránh tình trạng áp dụng không thống nhất, dễ nảy sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện.