Vai trò của thực hiện pháp luật về đặc xá

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 28)

Đặc xá được áp dụng từ lâu trong lịch sử nước ta, việc áp dụng các quy định và quyết định của người có thẩm quyền để đặc xá có ý nghĩa chính trị pháp lý và xã hội rất lớn. Ý nghĩa và sự tác động của thực hiện pháp luật về đặc xá đối với xã hội được thể hiện qua một số phương diện dưới đây:

- Đặc xá biểu hiện một truyền thống vị tha tốt đẹp của con người Việt nam “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại”, xuất phát từ bản chất nhà nước ta, Nhà nước nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Thực hiện pháp luật về đặc xá mang tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách hình sự, bên cạnh tính nghiêm khắc đặc biệt của pháp luật hình sự áp dụng với người phạm tội. Việc tha miễn cho người phạm tội thông qua

thực hiện pháp luật về đặc xá là sự khẳng định ngun tắc xử lý trong chính sách hình sự của nhà nước ta, được ghi nhận trong Điều 3 của Bộ luật hình sự, đó là: “Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra”. “Đối với người bị phạt tù, nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt”.

- Thực hiện pháp luật về đặc xá là sự khoan hồng của cộng đồng với người đã từng phạm tội thơng qua chính sách nhân đạo của Nhà nước, thể hiện thái độ xử sự của xã hội đối với người phạm tội những đã tích cực ăn năn hối lỗi, đáng được hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ và tha miễn. Đây cũng là biểu hiện sự đối xử công bằng của xã hội đối với con người mặc dù họ đã phạm tội nhưng họ thực sự ăn năn, cải tạo tiến bộ.

- Thực hiện pháp luật về đặc xá làm giảm gánh nặng cho ngân sách, giảm áp lực quá tải trong các cơ sở giam giữ và chấp hành hình phạt tù; hàng năm ngân sách nhà nước phải chi khoản kinh phí rất lớn cho việc quản lý, ni dưỡng chăm sóc y tế, giáo dục cải tạo phạm nhân với số lượng ngày càng tăng, trong điều kiện kinh tế nước ta cịn khó khăn. Do đó, việc trả tự do cho hàng nghìn phạm nhân sẽ góp phần đáng kể tiết kiệm cho ngân sách nhà nước; đồng thời với khắc phục một phần lưu lượng giam giữ quá lớn trong các trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ.

- Thực hiện pháp luật về đặc xá đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như vấn đề về trật tự, an toàn xã hội, giải quyết công ăn việc làm, quản lý người được đặc xá để phòng ngừa tái phạm và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng. Mặc dù đối tượng được đặc xá là những người có thái độ cải tạo tốt, có nhiều tiến bộ, khơng thuộc những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm…, nhưng dù sao người được đặc xá cũng là những người đã từng phạm tội nên ở họ vẫn tiền ẩn nguy cơ tái phạm cao do gặp khó khăn trong cuộc sống sau khi ra rù, do thái độ kỳ thị của những người xung quanh và do tác động tiêu cực từ mặt trái của xã hội hoặc bị đồng phạm cũ, bị người xấu lôi

kéo…Đồng thời, người được đặc xá thường gặp khó khăn khi trở lại với cuộc sống bình thường sau một thời gian dài bị cách ly khỏi xã hội, trong việc ổn định sinh hoạt, tìm cơng ăn việc làm lương thiện. Do đó, việc cùng lúc tha ra ngoài xã hội một số lượng lớn người bị kết án phạt tù ít nhiều cũng địi hỏi các cơ quan chức năng phải có sự quan tâm đáng kể trên nhiều lĩnh vực như an ninh, trật tự kinh tế, văn hóa xã hội…

Thực hiện pháp luật về đặc xá không chỉ tác động mạnh mẽ đến xã hội mà còn tác động một cách trực tiếp đối với gia đình và bản thân người đặc xá. Sự tác động đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thực hiện pháp luật về đặc xá tạo ra sự động viên, khuyến khích lớn nhất mà một người phạm tội bị kết án phạt tù mong muốn có được, đó là được trả tự do để trở về với xã hội, gia đình và có cuộc sống bình thường. Do đặc điểm của người bị kết án phạt tù là họ phải chịu hình phạt nghiêm khắc cách ly khỏi xã hội và gia đình, phải lao động cải tạo, bị tước một số quyền cơ bản và chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ sở giam giữ, vì vậy, người bị kết án khơng có mong muốn nào lớn hơn là được tha, được tự do một cách hợp pháp. Trong khi việc giảm án (theo quyết định của tịa án) chỉ có thể giúp họ rút ngắn được thời hạn chấp hành hình phạt tù thì đặc xá sẽ cho họ cơ hội ngay lập tức được trả tự do; và đối với một phần phạm nhân thì đó là cái mà họ mong ước nhất, là điều quan trọng nhất đối với họ.

- Thực hiện pháp luật về đặc xá có tác dụng khuyến khích, động viên người bị kết án tích cực cải tạo, giúp họ nhanh chóng hồn lương. Xuất phát từ nhu cầu muốn được sớm tự do, thông qua việc tuyên truyền cơng khai chủ trương, chính sách của nhà nước, nên tất cả những người bị kết án phạt tù để có xu hướng tích cực chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật của trại giam, tích cực lao động cải tạo khơng vi phạm kỷ luật… với hi vọng mình có đủ tiêu chuẩn để được để nghị đặc xá để có cơ hội tự do trở về với gia đình và xã hội. Đây là tác động tích cực đối với cơng tác thi hành án hình phạt tù, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cải tạo người phạm tội.

- Thực hiện pháp luật về đặc xá cũng có ý nghĩa đối với gia đình người được đặc xá vì họ được đồn tụ, cùng nhau khắc phục những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Do vậy, nhiều gia đình đã tự nguyện và tích cực tham gia động viên, giáo dục người thân là người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân cố gắng cải tạo tốt để được xem xét đặc xá; đồng thời gia đình họ ở ngồi xã hội cũng chủ động thanh tốn những khoản mà người bị kết án có trách nhiệm phải bồi thường hay khoản tiền phạt trong trường hợp họ bị tòa án tuyên phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 28)

w