d) Kinh nghiệm của Cộng hòa Séc về đặc xá
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẶC XÁ Ở VIỆT NAM
Ở VIỆT NAM
Ở VIỆT NAM xá ở Việt Nam trước năm 2007
Tiếp cận từ góc độ lịch sử, có thể thấy rằng các quy định pháp luật về đặc xá đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Các văn bản luật cổ cịn lưu lại cho đến ngày này có nhiều quy định cụ thể về vấn đề đặc xá. Chẳng hạn Điều 15 Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức nhà Lê) quy định: “Những người bị tội đồ, lưu còn đương đi đường mà gặp dịp ân xá thì cũng được ân xá theo luật. Kẻ nào trốn thì khơng được ân xá”. Hoặc Điều 11 luật này quy định: “Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng khơng được ân xá”.
Dưới chế độ ta, vấn đề đặc xá được đặt ra ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền. Ngày 19 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 33D trong đó quy định rõ việc phóng thích cho các tội nhân bị kết án trước ngày 19/8/1945. Tiếp đó, ngày 20 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa lại ra Sắc lệnh số 52/SL quy định rõ:
- Những người vì chiến đấu cho nền độc lập của nước Việt Nam mà bị kết án trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945 như là chính trị phạm hay thường phạm đều được xá tội.
- Những khinh tội phạm trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 mà Tòa án đã xử phạt tiền hoặc án treo, hoặc cả hai thứ hình phạt đó, đều được xá miễn.
- Những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao giờ; quyền công tố sẽ tiêu hủy, những chính hình và phụ hình mà tịa án đã tun đều bỏ hết.