Thực trạng thực hiện pháp luật về đặc xá từ khi Luật đặc xá năm 2007 có hiệu lực đến nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 69)

b) Thực trạng thực hiện pháp luật đặc xá trước khi có Luật đặc xá năm

2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về đặc xá từ khi Luật đặc xá năm 2007 có hiệu lực đến nay

năm 2007 có hiệu lực đến nay

Luật đặc xá năm 2007 được ban hành là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý giúp cho thực hiện pháp luật về đặc xá được tiến hành thuận lợi hơn so với giai đoạn trước.

Năm 2009, thực hiện Quyết định số 1744/2009/QĐ-CTN ngày 04/12/2009 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009, tổng số hồ sơ đề nghị đặc xá của các trại giam, trại tạm giam là 15.402 hồ sơ. Sau khi kiểm tra, đối chiếu điều kiện đề nghị đặc xá, có 15.247 hồ sơ đủ điều kiện đề nghị đặc xá (trong đó có 22 phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến an ninh quốc gia, 40 phạm nhân là người nước ngoài) và 155 hồ sơ không đủ điều kiện đề nghị đặc xá. Các hồ sơ nói trên đã được chuyển cho Hội đồng tư vấn đặc xá để thẩm định lại và có kết luận chính thức đồng ý đề nghị đặc xá hay không đồng ý đề nghị đặc xá. Hội đồng tư vấn đặc xá đã họp thống nhất đề nghị đặc xá cho 15.143 phạm nhân. Trong quá trình xem xét đặc xá, có 23 phạm nhân được đưa vào diện đặc xá nhưng sau đó có các lý do đề nghị khơng đặc xá là: chết do bệnh hiểm nghèo, đã từng được đặc xá, có kháng nghị xét xử giám đốc thẩm nên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá đã đưa ra khỏi danh sách đề nghị xét đặc xá. Như vậy, trong năm 2009, theo đề nghị của Hội đồng tư vấn đặc xá, Chủ tịch nước đã ra Quyết định đặc xá cho

15.120 người. Theo thống kê, trong đợt đặc xá năm 2009, tổng số tiền thu

được từ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác do thân nhân phạm nhân nộp cho Cơ quan thi hành án dân sự là 85.098.229.432 đồng, trong đó có một gia đình phạm nhân nộp nhiều nhất là 2,2 tỷ đồng.

Năm 2010, thực hiện Quyết định số 697/2010/QĐ-CTN ngày 26/5/2010 về đặc xá của Chủ tịch nước, tổng số hồ sơ đề nghị đặc xá của các trại tạm giam, trại giam đã được kiểm tra, thẩm định ban đầu là 17.357 hồ sơ. Các hồ sơ này đã được chuyển đến Hội đồng tư vấn đặc xá thẩm định lại, kết quả là trong số 17.296 hồ sơ đề nghị, Hội đồng tư vấn đặc xá đã đồng ý đề nghị đặc xá cho 17.241 phạm nhân (trong đó có 30 phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc có liên quan đến an ninh quốc gia, 27 phạm nhân có quốc tịch nước ngồi). Tiếp đó, trong q trình kiểm tra, rà soát lại qua hệ thống cơ sở dữ liệu và hồ sơ lưu trữ của cơ quan chức năng, phát hiện 63 hồ sơ (trong 17.241 hồ sơ đề nghị đặc xá) khơng đủ điều kiện vì các lý do: đã được đặc xá các năm trước, có quyết định kháng nghị để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, có quyết định khởi tố về tội mới hoặc đã chết do bệnh hiểm nghèo. Những trường hợp này đã được đưa ra khỏi danh sách đề nghị đặc xá. Như vậy, năm 2010,chính thức có 17.178 phạm nhân được đặc xá theo Quyết

định của Chủ tịch nước. Theo thống kê, trong đợt đặc xá năm 2010, tổng số

tiền thu được từ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác do thân nhân phạm nhân nộp cho Cơ quan thi hành án dân sự là 129.190.138.961 đồng. Có gia đình một phạm nhân chấp hành án ở trại giam Nam Hà đã nộp 3,9 tỷ đồng bồi thường thiệt hại và 30 triệu đồng tiền phạt.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 1123/2011/QĐ-CTN ngày 19/7/2011 về đặc xá năm 2011 của Chủ tịch nước, tổng số hồ sơ đề nghị đặc xá của các trại giam, trại tạm giam ban đầu là 10.345 hồ sơ. Số hồ sơ đủ điều

kiện đề nghị đặc xá là 10.340 hồ sơ, 05 hồ sơ không đủ điều kiện. Hội đồng tư vấn đặc xá đã nghiên cứu, thẩm định tồn bộ số hồ sơ nói trên và đã đề nghị đặc xá cho 10.277 phạm nhân (trong đó có 08 phạm nhân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc có liên quan đến an ninh quốc gia, 10 phạm nhân có quốc tịch nước ngồi). Kết quả rà soát qua hệ thống cơ sở dữ liệu và hồ sơ lưu trử, hát hiện 44 trường hợp không đủ điều kiện đặc xá do đã từng được đặc xá trong các năm trước, có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, có nhiều tiền án, đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Như vậy trong năm 2011, có

10.233 phạm nhân được được xá theo quyết định của Chủ tịch nước. Trong đợt đặc xá năm 2011, tổng số tiền thu được từ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc các nghĩa vụ dân sự khác do thân nhân phạm nhân nộp cho Cơ quan thi hành án dân sự là 157.063.274.843 đồng và 46.500 USD Mỹ.

Xuất phát từ bản chất nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với những người phạm tội nhưng có nhiều tiến bộ, quyết tâm cải tạo hồn lương, cùng với việc thực hiện chủ trương đặc xá, Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý giáo dục giúp đỡ người được đặc xá, sau khi ra tù sớm ổn định cuộc sống bình thường và tái hịa nhập xã hội.

Đây là những mặt công tác quan trọng, phải được tiến hành nghiêm túc cùng với việc đặc xá tha tù, do những đặc điểm về nhân thân đối tượng được đặc xá là người đã phạm tội, có tiền án tiền sự; ở một số người ý thức được hoàn lương, đoạn tuyệt với cái xấu chưa kiên định; họ lại phải chịu đựng mặc cảm của xã hội, của cộng đồng sau khi ra tù; cuộc sống thường gặp nhiều khó khăn, mất mát về vật chất và tinh thần. Đồng thời, một số khơng nhỏ cịn bị các đối tượng xấu hoặc đồng bọn cũ móc nối lơi kéo, hoặc bị sức ép do tác động tiêu cực từ mặt trái nền kinh tế thị trường… Nhìn từ góc độ tội phạm học cho thấy, người mới được đặc xá thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ vi

phạm pháp luật và tái phạm cao, nếu khơng có biện pháp quản lý giáo dục và giúp đỡ họ kịp thời.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, công an các địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc và đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn công an các quận, huyện, thị chủ động kịp thời hướng dẫn lực lượng công an cơ sở tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá trở về địa phương. Ở nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức gặp gỡ, động viên giúp đỡ cho người được đặc xá vay vốn, tạo cơng ăn việc làm và giúp họ có cuộc sống ổn định.

Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã thực hiện tốt cơng tác nắm tình hình, tham mưu cho giám đốc cơng an các địa phương có kế hoạch chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục giúp đỡ người được đặc xá; hướng dẫn lực lượng cảnh sát khu vực, công an phường xã tổ chức tiếp nhận làm thủ tục đăng kí hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân theo quy định cho người được đặc xá. Chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các đơn vị nghiệp vụ, các đoàn thể, tổ chức xã hội làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người đặc xá sớm ổn định, nhanh chóng hịa nhập cuộc sống làm ăn lương thiện, không tái phạm. Căn cứ vào danh sách đối tượng được thông báo, lực lượng cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã, công an viên phối hợp cùng cán bộ cơ sở tiến hành rà sốt từng thơn xóm, số nhà, tổ dân phố, cụm dân cư để nắm tâm tư nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc, hành cảnh sống của từng đối tượng để động viên, cảm hóa, giáo dục giúp đỡ để họ tránh được những mặc cảm xa lánh, sớm hòa nhập với cộng đồng.

Qua thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về đặc xá từ khi Luật đặc xá năm 2007 có hiệu lực đến nay, có thể thấy vấn đề thi hành án dân sự đối với người được đặc xá vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Số án dân sự chưa thi hành xong hồn tồn vẫn cịn nhiều, chủ yếu là án chưa có điều kiện thi hành do:

- Người phải thi hành án đang thụ hình hoặc thụ hình xong về đi khỏi địa phương khơng rõ địa chỉ, khơng có tài sản để thi hành án;

- Người phải thi hành án đang ở địa phương, nghĩa vụ (tiền) phải thi hành q lớn, khơng có tài sản để thi hành hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc diện đang tranh chấp và có giá trị thấp so với nghĩa vụ phải thi hành; Vì vậy, khi cơ quan Thi hành án lên phương án áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, thì xét thấy giá trị tài sản chỉ đủ cho chi phí tiến hành cưỡng chế, khơng giải quyết được số tiền phải thi hành án nên không tiến hành xử lý được.

- Người phải thi hành án đã đủ tuổi thành nên và bị phạt tù. Do vậy, khi cơ quan Thi hành án tổ chức thi hành đã xác minh điều kiện thi hành án thì họ khơng có điều kiện thi hành; trong khi đó nhân thân của người phải thi hành án phần dân sự trong các bản án hình sự chưa thực sự quan tâm đúng mức đến người phải thi hành án (nhất là cha mẹ của người thành niên phạm tội nhưng cịn sống phụ thuộc gia đình…). Nên kiên quyết khơng thi hành thay phần dân sự trong các bản hình sự cho người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù. Vì họ cho rằng, người phải thi hành án (nhất là cha mẹ của người thành niên phạm tội nhưng còn sống phụ thuộc gia đình…) đã có quyền cơng dân và tự chịu trách nhiệm về phần dân sự của mình. Trong khi đó, pháp luật chưa ràng buộc trách nhiệm của thân nhân người phải thi hành án trong việc thi hành thay phần nghĩa vụ dân sự cho người phải thi hành án.

Luật Đặc xá ngày 21/11/2007 của Quốc hội chỉ quy định trách nhiệm của người chấp hành hình phạt tù để được xem xét đặc xá “Chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá” (khoản 3, Điều 13 Luật Đặc xá); “Cam kết không vi phạm pháp luật, tiếp tục chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá” (khoản 4, điều 14 Luật Đặc xá) mà chưa quy định ràng buộc người chấp hành hình phạt tù theo hướng xét thái độ và kết quả thi hành nghĩa vụ dân sự

là một trong những điều kiện bắt buộc để xem xét đặc xá. Vì vậy, việc tổ chức thi hành án dân sự của chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự đối với người chấp hành hình phạt tù sau khi đặc xá rất khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Kết luận chương 2

Pháp luật về đặc xá ở nước ta đã hình thành từ thời kỳ phong kiến. Các văn bản luật cổ còn lưu lại cho đến ngày nay như Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức nhà Lê) và Hồng Việt luật lệ (Luật Gia Long nhà Nguyễn) đều có những quy định về đặc xá lẫn trong các quy định nêu lên các nguyên tắc chung của luật hình.

Sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ln quan tâm đến vấn đề đặc xá. Tính đến trước năm 2007, có khoảng 90 văn bản pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau về đặc xá đã được ban hành. Đặc biệt sau khi Luật đặc xá có hiệu lực đến nay, hệ thống pháp luật về đặc xá ngày càng được hồn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về đặc xá trong thực tiễn.

Tình hình thực hiện pháp luật về đặc xá từ năm 1987 đến năm 2011 được phản ánh qua các số liệu sau đây: năm 1987, đặc xá cho 6.448 phạm nhân; năm 1988, đặc xá cho 6.556 phạm nhân; năm 1989, đặc xá cho 915 phạm nhân; năm 1990, đặc xá cho 703 phạm nhân; năm 1993, đặc xá cho 67 phạm nhân; năm 1995, đặc xá cho 3.303 phạm nhân; năm 1998, đặc xá cho 5.166 phạm nhân; năm 2000, đặc xá cho 23.337 phạm nhân; năm 2002, đặc xá cho 9.302 phạm nhân; năm 2004-2005, đặc xá cho 35.299 phạm nhân; năm 2006, đặc xá cho 6.338 phạm nhân; năm 2007, đặc xá cho 8.066 phạm nhân; năm 2009, đặc xá cho 15.120 phạm nhân; năm 2010, đặc xá cho 17.178 phạm nhân; năm 2011, đặc xá cho 10.233 phạm nhân.

Từ số liệu thống kê cho thấy, tùy thuộc từng năm, số lượng người được đặc xá có năm ít, có năm nhiều, có năm Nhà nước khơng quyết định đặc xá. Tuy nhiên, số lượng người được đặc xá trong các năm là tương đối lớn, trong đó có cả những người phạm tội xâm pham an ninh quốc gia hoặc liên quan đến an ninh quốc gia, người phạm tội là người nước ngồi chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam.

Cơng tác tiếp nhận, tái hịa nhập cơng đồng được coi trọng. Nhiều người được đặc xá tha tù về địa phương được giúp đỡ, tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số người sau khi được đặc xá cịn tái phạm tội hoặc khơng có cơng ăn, việc làm ổn định. Số người khơng trình báo ở địa phương hoặc khơng có thơng tin gì sau khi được đặc xá vẫn chiếm tỷ lệ nhất định. Vấn đề thi hành án dân sự đối với người được đặc xá tha tù về địa phương vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 69)

w