Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về đặc xá

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 34)

Dưới góc độ lý luận và pháp lý Cộng hịa Pháp, thì đặc xá là biện pháp khoan hồng do người đứng đầu nhà nước (tổng thống) quyết định, theo đó, người bị kết án được miễn chấp hành một phần hay tồn bộ bản án, hoặc theo đó, một hình phạt khác nhẹ hơn được áp dụng thay thế cho hình phạt đã được tuyên trước khi người phạm tội được đặc xá.

Quyền ban hành quyết định đặc xá của tổng thống bị nhiều người chỉ trích vì đặc xá được thực hiện khi có những quy định khác trong pháp luật hình sự cho phép điều chỉnh mức độ nghiêm khắc của hình phạt trong trường hợp đặc biệt hoặc để sửa chữa những sai lầm của cơ quan tư pháp. Quyền hạn

này của tổng thống khơng phải là mới mà đã có từ thời phong kiến, trước Cách mạng Tư sản Pháp. Ngày nay, đặc xá được quy định tại điều 17 Hiến pháp ngày 4-10-1958. Tổng thống có quyền tự mình quyết định có đặc xá hay không.

Điều 133-7 BLHS quy định quyết định đặc xá chỉ có hiệu lực cho miễn chấp hành hình phạt. Tuy nhiên, quyết định đặc xá không ngăn cản quyền của người quyết định đặc xá, không ngăn cản quyền của người bị hại yêu cầu được bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Các hình phạt tù, phạt tiền, tước quyền đều có thể được đặc xá. Bản án vẫn tồn tại và được ghi trong lý lịch tư pháp và là căn cứ để xác định hành vi tái phạm hoặc xác định được hưởng án treo. Tuy vậy, số người được đặc xá rất ít, chiếm khoảng 1% số lượng người xin đặc xá.

Bên cạnh quyết định đặc xá cá biệt, cịn có quyết định đặc xá tập thể, được ban hành trong dịp sự kiện đặc biệt hoặc vào các ngày lễ lớn (bầu cử tổng thống, ngày quốc khánh) và dành cho một số lớn phạm nhân mà khơng tính đến trình trạng riêng của từng người. Hàng năm, vào ngày quốc khánh 14-7, quyết định đặc xá vẫn được ban hành. Đây được coi là một biện pháp giảm bớt sự quá tải trong các trại giam.

Ngày 12-7-2005, Tổng thống Cộng hòa Pháp ban hành quyết định đặc xá cho khoảng 3000 phạm nhân (so với con số 5.300 trong năm 2004) trên tổng số khoảng 60.000 người đang bị giam giữ tại các trại giam vào tháng 7 năm 2005. Theo quyết định này, những người bị kết án đang bị giam giữ vào ngày 15-7-2005 được giảm án 15 ngày nếu như thời gian thụ án cịn lại khơng q 1 tháng, hoặc giảm 15 ngày mỗi tháng đối với những người còn lại, nhưng tổng thời gian giảm không được vượt quá 4 tháng.

Người bị kết án tù mà chưa thụ án thì được giảm thời gian phạt tù một tháng (theo quy định đặc xá năm 2004 là 2 tháng). Quyết định đặc xá này không áp dụng đối với phạm nhân tái phạm, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Các quyết định đặc xá liên tục có bất cập là làm giảm án mà khơng tính đến

thái độ cải tạo cũng như nỗ lực hịa nhập cộng đồng của mỗi phạm nhân. Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2002 cho thấy, tổng số phạm nhân được điều tra, phần hình phạt tù được thi hành là 69%, trong khi đó 27% khơng được thi hành nhờ vào các quyết định giảm án và đại xá.

Qua nghiên cứu đặc xá theo pháp luật của một số nước (bang) cho thấy, đặc xá là một chế định pháp luật được quy định trong hệ thống pháp luật của nhiều nước với nội dung tha miễn hình phạt cho người bị kết án có lý do chính đáng được tha miễn; thẩm quyền; thẩm quyền tha miễn do người đứng đầu nhà nước thực hiện, hậu quả pháp lý của đặc xá cũng đa dạng theo pháp luật của từng nước nhưng nhìn chung người được đặc xá đều được trả tự do ngay sau khi có quyết định đặc xá. Một đặc trưng nữa của đặc xá là thường tiến hành theo từng đợt với số lượng phạm nhân được đặc xá và thường nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm sự kiện chính trị, pháp lý của từng nước.

Đặc xá theo pháp luật của các nước cũng rất đa dạng và phong phú về hình thức pháp lý (văn bản) quyết định đặc xá, trình tự thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn đặc xá,... Việc nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số nước về đặc xá giúp cho chúng ta có cách nhìn tổng quan về đặc xá để chọn lọc, tham khảo khi xây dụng và hoàn thiện pháp luật đặc xá ở Việt nam.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 34)

w