QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẶC XÁ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 73)

b) Thực trạng thực hiện pháp luật đặc xá trước khi có Luật đặc xá năm

3.1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẶC XÁ

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân và với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân”.

Về vấn đề cải cách tư pháp, Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hồn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp”.

Để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp, việc thực hiện pháp luật về đặc xá cần quán triệt một cách sâu sắc các quan điểm sau đây:

Một là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với thực hiện pháp

luật về đặc xá. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta. Điều 12 Hiến pháp hiện hành khẳng định:

“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật, yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, cơng chức Nhà nước, trong đó có hoạt động thực hiện pháp luật về đặc xá có ý nghĩa quan trọng.

Có thể thấy những địi hỏi cụ thể của yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đối với việc thực hiện pháp luật về đặc xá qua một số điểm như: khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật về đặc xá; nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác đặc xá cũng như hiểu biết về pháp luật đặc xá cho những người thuộc diện được xét đặc xá và các phạm nhân khác; thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về quy trình lập danh sách, thẩm định, xét duyệt hồ sơ đặc xá; tăng cường trách nhiệm của cán bộ làm công tác đặc xá và xử lý mọi vi phạm pháp luật về đặc xá.

Trước hết, về vấn đề hoàn thiện pháp luật về đặc xá. Như đã trình bày ở chương 2, pháp luật về đặc xá ở nước ta hiện nay đã phát triển thành hệ thống bao gồm các quy định về thẩm quyền đặc xá trong Hiến pháp, đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể và các vấn đề quan trọng khác trong Luật đặc xá. Một số quy định của Luật đặc xá cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định số 76/2008/NĐ-CP ngày 04/07/2008 của Chính phủ. Trong các năm từ năm 2007 đến nay, Chủ tịch nước đã ban hành các Quyết định về đặc xá quy định cụ thể diện đối tượng được xét đặc xá, điều kiện, tiêu chuẩn đặc xá cho mỗi năm. Các quyết định về đặc xá này được hướng dẫn bởi các văn bản của Hội đồng tư vấn đặc xá tương đối cụ thể. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các văn bản pháp luật về đặc xá nêu trên vẫn có những vướng mắc nhất định, nhất là vấn đề tiêu chuẩn để xét đặc xá và thủ tục lập, thẩm định, xét duyệt hồ sơ đặc xá. Do vậy, yêu cầu

về hoàn thiện pháp luật về đặc xá, xác định rõ cơ sở pháp lý cho hoạt động đặc xá vẫn đặt ra.

Mặt khác, chất lượng của thực hiện pháp luật về đặc xá phụ thuộc khơng chỉ vào sự hồn thiện của pháp luật đặc xá mà còn vào ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến đặc xá, từ cán bộ quản giáo, giám thị trại giam, trại tạm giam, cán bộ làm công tác thẩm định hồ sơ.v.v… Yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đội ngũ cán bộ nêu trên phải nâng cao ý thức trách nhiệm, công tâm, không vụ lợi, không lợi dụng nhiệm vụ được giao để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, đòi hối lộ hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật khác. Mọi vi phạm pháp luật về đặc xá đều phải được xử lý kịp thời và đúng pháp luật.

Hai là, mở rộng dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng

trong thực hiện pháp luật về đặc xá. Dân chủ là bản chất của chế độ ta. Hiến pháp nước ta quy định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần thiết phải mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thực hiện pháp luật về đặc xá.

Khác với các lĩnh vực khác, lĩnh vực thực hiện pháp luật về đặc xá diễn ra trong một mơi trường và liên quan đến nhóm đối tượng đặc biệt là người bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân được giảm án xuống tù có thời hạn. Đây là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tước tự do trong các trại giam, trại tạm giam. Nói cách khác, họ đang phải chịu sự hạn chế về tự do, bị quản thúc về thân thể. Đối với những người này, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp trừng trị với cải tạo, giáo dục, thông qua việc hạn chế tự do mà cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục đích nêu trên, đồng thời để động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù phấn đấu cải tạo tốt hơn, vấn đề mở rộng dân chủ trong các thủ tục về xét, đề nghị đặc xá có tác dụng tích cực. Một trong những điều kiện để được đặc xá là người bị kết án phạt tù phải được xếp loại cải tạo khá trở lên trong một thời gian nhất định. Như thế, vấn đề mở rộng dân chủ phải được đặt ra ngay từ khi xếp loại cải tạo đối với phạm nhân. Tiếp đó, q trình đề nghị đặc xá, phải được bắt đầu từ tập thể phạm nhân nơi người được đề nghị đặc xá đang cải tạo. Tập thể phạm nhân phải họp và bỏ phiếu kín về việc đề nghị đặc xá cho phạm nhân trong tập thể của mình.

Mở rộng dân chủ đi kèm với công khai, minh bạch và công bằng trong thực hiện pháp luật về đặc xá. Phải công khai Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, công khai điều kiện, tiêu chuẩn xét đặc xá, cơng khai trình tự, thủ tục xét đề nghị đặc xá. Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước phải được niêm yết ở những nơi mà phạm nhân và thân nhân của họ có thể biết được và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet.v.v…

Những trường hợp khơng được đề nghị xét đặc xá phải được nêu lý do. Mọi khiếu nại, tố cáo về việc lập danh sách những người được đặc xá phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Ba là, thực hiện pháp luật về đặc xá phải gắn với vấn đề bảo đảm an

ninh trật tự, góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, bảo đảm ổn định chính trị và cuộc sống bình n của người dân. An ninh trật tự là điều kiện cơ bản, tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân. Thực hiện pháp luật nói chung, trong đó có thực hiện pháp luật về đặc xá khơng thể không quán triệt nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w