Tăng cường quản lý người được đặc xá, tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 82)

b) Thực trạng thực hiện pháp luật đặc xá trước khi có Luật đặc xá năm

3.2.3. Tăng cường quản lý người được đặc xá, tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng

làm ăn sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng

Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho người được đặc xá tha tù trước thời hạn về địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần làm cho việc thực hiện pháp luật về đặc xá thực sự có ý nghĩa và đạt được mục đích của đặc xá. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khó giải quyết vì nhiều ngun nhân khác nhau. Ngồi những khó khăn chung về kinh tế - xã hội, người đã chấp hành xong hình phạt tù tại trại giam nói chung, người được đặc xá nói riêng cịn phải chịu những khó khăn về mặt khách quan và chủ quan khác. Về yếu tố chủ quan, đó là tâm lý thụ động đã được hình thành trong thời gian dài sống ở trại giam. Yếu tố tâm lý này là một trở ngại tương đối lớn để tái hòa nhập cộng đồng vi khi ra trại, cuộc sống bình thường ngồi xã hội buộc họ phải tìm mọi cách để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần cần thiết để gia đình và bản thân họ có thể tồn tại. Ngồi ra cịn có những yếu tố chủ quan khác như việc dư luận xã hội nói chung thường tỏ thái độ định kiến đối với những người đã chấp hành xong hình phạt tù (được đặc xá tha tù trước thời hạn), khơng ít trường hợp họ cịn bị hắt hủi, dị nghị, coi thường, phân biệt đối xử, thậm chí

bị một số người, kể cả người thân xa lánh. Có một tình trạng chung rất khó khắc phục là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, kể cả doanh nghiệp tư nhân thường không muốn hoặc không tuyển dụng người đã bị kết án tù vào làm việc.

Bên cạnh đó, những người được đặc xá trước đó có thời hạn tương đối dài phải chấp hành hình phạt trong trại giam nên hồn cảnh gia đình riêng thường có những xáo động nhất định như vợ chồng ly hơn, gia đình ly tán, chuyển chổ ở, kinh tế gặp nhiều khó khăn…Tất cả những yếu tố đó sẽ làm xuất hiện ở họ tâm lý chán chường, thất vọng, bất cần, buông thả, mặc cho số phận, thêm vào đó lại bị các phần từ xấu ngồi xã hội lơi kéo, dẫn đến việc tiếp tục bị sa ngã, tái trở lại con đường phạm tội.

Tình hình trên đã ảnh hưởng xấu tới q trình tái hịa nhập cộng đồng của người được đặc xá về địa phương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đưa một bộ phận người được đặc xá trở lại con đường tái phạm tội với ý thức chống đối xã hội sâu sắc hơn trước.

Để tạo cơ sở pháp lý cho cơng tác tài hịa nhập cộng đồng, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm cả những người khắc phục những người bị kết án phạt tù được đặc xá), trong đó quy định rõ người được đặc xá tha tù về địa phương có quyền: được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng; được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú; được quyền yêu cầu Tịa án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xóa án tích khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có nhu cầu.

Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 cũng quy định:

- Hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam tăng cường tổ chức phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật,

thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội, về thị trường lao động, giáo dục kỹ năng sống, trang bị kiến thức cần thiết khác và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.

- Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam phải được tư vấn, trợ giúp về tâm lý nhằm định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của bản thân khi chấp hành xong án phạt tù.

- Trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực nghề nghiệp của từng phạm nhân để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề, định hướng tìm kiếm việc làm cho họ sau khi chấp hành xong án phạt tù. Căn cứ vào khả năng của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, các trại giam, trại tạm giam tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề và tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản cho người chưa có nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng nghề cho phạm nhân trước khi họ chấp hành xong án phạt tù.

- Các trại giam thành lập quỹ hịa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí thu được do kết quả lao động của phạm nhân theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án hình sự để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng và chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng;

- Hai tháng sau khi có kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành Hội đồng tư vấn đặc xá nhất trí đề nghị đặc xá cho phạm nhân, Giám thị Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp qn khu có trách nhiệm thơng báo việc phạm nhân được đề nghị đặc xá cho Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc để chủ động quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống.

- Các cơ quan thơng tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình phải thơng tin, truyền thơng giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khích, động viên việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ sự định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử với người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

- Người được đặc xá được quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn của bản thân, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm và sản xuất, kinh doanh.

- Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm cả người được đặc xá) tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước theo quy định của pháp luật để thành lập các cơ sở giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm người được đặc xá) tái hòa nhập cộng đồng.

Các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người được đặc xá nêu ra trong Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 của Chính phủ là khá tồn diện và đầy đủ. Vấn đề là phải triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã được quy định.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 82)