Kinh nghiệm của Italia về đặc xá.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Điều 87 Hiến pháp Italia quy định tổng thống có quyền ra lệnh đặc xá, giảm hình phạt; tuy vậy, lệnh đó khơng có hiệu lực nếu khơng có tiếp ký của bộ trưởng đề xuất việc đặc xá, giảm hình phạt đó (Điều 98 Hiến pháp); người đề xuất có thể là Bộ trưởng Bộ tư pháp.

Hiện nay có ba quan điểm về thủ tục đặc xá ở Italia:

- Tổng thống có thể ra lệnh đặc xá mà khơng cần có điều kiện gì kèm theo, và Bộ trưởng Bộ tư pháp khơng nhất thiết phải tiếp ký lệnh này;

- Bộ trưởng Bộ tư pháp phải có trách nhiệm tiếp ký lệnh đặc xá, vì đã ký đề xuất đệ trình tổng thống trước đó.

Hiện nay, vấn đề này vẫn cịn đang được tồ hiến pháp Italia xem xét. Bằng lệnh đặc xá, tổng thống có quyền loại bỏ hình phạt đang áp dụng, hoặc thay đổi hình phạt này bằng hình phạt khác theo quy định của pháp luật.

Tổng thống có quyền ban lệnh đặc xá (Grazia); theo đó, hình phạt được đặc xá sẽ được giảm tồn bộ hoặc một phần.

Đại xá (Amnistia) có thể được quyết định trước hoặc sau khi tòa tuyên án. Khi áp dụng trước khi tuyên án, đại xá có thể hủy bỏ tính chất tội phạm của hành vi và trường hợp khác, đại xá chỉ có ý nghĩa pháp lý là giảm hình phạt. Như vậy, nhà nước quyết định khơng trừng phạt một loại tội phạm cụ thể; nhưng điều đó vẫn khơng có nghĩa loại trừ nghĩa vụ và điều kiện khác, như phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm dân sự.

Đại xá được ban bố trong những dịp lễ lớn hoặc có sự kiện quan trọng của đất nước. Việc áp dụng biện pháp này nhiều lần là để tăng cường an ninh xã hội sau một giai đoạn lịch sử bất thường; làm giảm bớt số lượng vụ án hình sự tăng đột biến gây quá tải trong nhà tù. Do đó, đặc xá được sử dụng như sự thay thế cho sự tăng cường cải cách hệ thống tư pháp hình sự, mà mục tiêu gắn liền với việc bảo vệ giá trị cơ bản của hiến pháp, đáp ứng yêu cầu của xã hội công dân thông qua giảm bớt áp dụng luật hình sự.

Việc áp dụng biện pháp đại xá cũng từng bị chỉ trích vì nó làm giảm tính đe dọa trừng phạt tội phạm của luật hình sự, phủ định tính nổ lực của cảnh sát và thẩm phán tòa án và do đó, làm gia tăng số lượng người phạm tội.

Năm 1992, để giải quyết vấn đề trên, hiến pháp đã sửa đổi quy định việc áp dụng biện pháp đại xá tại Điều 79. Theo đó, đại xá được phê chuẩn nếu hai phần ba trong nghị viện thơng qua, thay vì quy định thơng qua bằng đa số như trước đây. Nói cách khác, phải có một sự nhất trí cao hơn giữa các bên đối lập trong nghị viện mới có thể thơng qua biện pháp đại xá. Từ năm

1992 tới nay, vì yêu cầu cao hơn đối với lệnh đại xá nên khơng có lệnh nào được ban hành.

Việc quy định đặc xá cũng có ảnh hưởng tương tự tuy đặc xá có tính chất pháp lý khơng miễn việc trừng phạt tội phạm nhất định, mà chỉ có ý nghĩa giảm một phần hình phạt đó.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w