Pháp luật về đặc xá ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 50)

d) Kinh nghiệm của Cộng hòa Séc về đặc xá

2.1.2. Pháp luật về đặc xá ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay

Từ năm 2002, vấn đề soạn thảo một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao về đặc xá đã được đặt ra. Dự án Luật đặc xá đã được đưa vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội khóa XI về chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh của Quốc hội và Nghị quyết số 222/2003/NQ-UBTVQH ngày 10/02/2003 của Ủy ban Thường vụ quốc hội. Trên cơ sở đó, Thủ tưởng chính phủ ban hành quyết định số 35/2003/QĐ-TTg ngày 06/03/2003 phân công cho Bộ cơng an chủ trì soạn thảo dự án Luật đặc xá. Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ công an đã ra quyết định số 320/2003/QĐ-BCA(V19) ngày 21/5/2003 thành lập Ban soạn thảo Dự án luật đặc xá, trong đó giao cho lãnh đạo Bộ công an là Trưởng ban soạn thảo và các thành viên là đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam và lãnh đạo Tổng cục, vụ, cục chức năng của Bộ Công an.

Luật đặc xá được xây dựng trên cơ sở khái quát những lý luận, tổng kết thực tiễn công tác đặc xá trong những năm qua, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo và lấy ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các bộ, ngành, tổ chức xã hội, Công an đơn vị, địa phương. Việc xây dựng Luật đặc xá dựa trên những quan điểm, nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Thể chế hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tội, bị xử phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhằm khuyến khích họ cải tạo tốt, sớm được trở lại với cộng đồng, gia đình để phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

- Cụ thể hóa quy định về thẩm quyền đặc xá của Chủ tịch nước trong Hiến pháp; xác định rõ những nguyên tắc pháp lý cơ bản, trình tự, thủ tục, đối

tượng, tiêu chuẩn của người bị kết án được hưởng đặc xá, thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức khác trong việc đặc xá.

- Kế thừa kinh nghiệm trong công tác đặc xá của Nhà nước ta trong thời gian qua; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật về đặc xá để thực hiện có hiệu quả chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong tình hình mới.

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất giữa các nội dung Luật đặc xá với các đạo luật khác có liên quan của Nhà nước, nhất là pháp luật trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.

Luật đặc xá được thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII có hiệu lực từ ngày 1/3/2008. Ngày 5/12/2007, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã ký Lệnh số 16/2007/L-CTN công bố Luật đặc xá.

Luật đặc xá gồm 6 chương, 36 điều, được cơ cấu như sau:

Chương I. Những quy định chung. Chương này gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc thực hiện đặc xá, thời điểm đặc xá, chính sách Nhà nước trong đặc xá; các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá.

Chương II. Đặc xá nhân các sự kiện trọng đại hoặc các ngày lễ lớn của đất nước. Chương này gồm 3 mục. 13 Điều ( từ Điều 8 đến điều 20), quy định thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành, công bố Quyết định về đặc xá; điều kiện quyền và nghĩa vụ của người đề nghị đặc xá, trình tự, thủ tục, đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước. Mục 1 gồm Điều 8 và Điều 9, quy định về thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành, cơng bố Quyết định về đặc xá. Mục 2 gồm bốn điều quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá. Mục 3 gồm 7 điều (từ Điều 14 đến Điều 20), quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị đặc xá (Điều 14), trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá (Điều 15); thủ tục trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá (Điều 16),

hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá (Điều 17), thực hiện đối với người đặc xá, thực hiện quyết định đặc xá đối với người nước ngoài (các Điều 18 và 19); quyền và nghĩa cụ của người được đặc xá (Điều 20).

Chương III. Đặc xá trong những trường hợp đặc biệt. Chương này gồm ba điều, từ điều 21 đến điều 23, quy định những người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đặc xá và thực hiện quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà khơng phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại điều 10 và điều 11 của Luật đặc xá (Điều 21). Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 20 của Luật đặc xá.

Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá. Chương này gồm tám điều (từ Điều 24 đến điều 31), quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá, bao gồm các cơ quan, tổ chức sau: Chính phủ (Điều 24); Hội đồng tư vấn đặc xá (Điều 25); Bộ Công an (Điều 26); Bộ Quốc phòng (Điều 27); Tòa án nhân dân tối cao (Điều 28); Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 29); Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan (Điều 30); Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên (Điều 31).

Chương V. Khiếu nại, tố cáo. Chương này quy định người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về lập danh sách người được đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước (Điều 32); thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại (Điều 33); tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá (Điều 34).

Chương VI. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều, trong đó, Điều 35 quy định hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2008 và điều 36 quy định việc Chính phủ sẽ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Nghiên cứu quy định của Luật đặc xá, Nghị định số 76/2008/NĐ-CP ngày 04/07/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá, các Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá từ năm 2007 đến nay, có thể rút ra những nội dung cơ bản của pháp luật đặc xá Việt Nam hiện hành qua một số điểm sau đây:

Một là, về chính sách đặc xá của Nhà nước, Điều 6 Luật đặc xá quy

định: “Nhà nước động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng đặc xá; giúp đỡ người được đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội”.

Hai là, về điều kiện chung để được đề nghị đặc xá, pháp luật về đặc xá

quy định hai điều kiện:

- Người được đề nghị đặc xá phải chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong q trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm khơng được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân.

Ba là, về trình tự lập danh sách người được đề nghị đặc xá, pháp luật về

đặc xá hiện hành quy định:

- Bước 1: Căn cứ vào quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Chính phủ, trại giam, trại tạm giam tổ chức cho tập thể đội phạm nhân họp bình xét, bỏ phiếu kín, giới thiệu người được đề nghị đặc xá; cán bộ

quản giáo phụ trách đội có trách nhiệm tổng hợp kết quả cuộc họp bằng biên bản và đề xuất ý kiến.

- Bước 2: Căn cứ vào kết quả bình xét, tổng hợp và đề xuất ý kiến của cán bộ quản giáo, Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm nghiên cứu, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá trình Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh Quân khu và tương đương xem xét, quyết định việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá;

- Bước 3: Giám thị trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm gửi danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đến Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng Bộ Công an (đối với trại giam thuộc Bộ Cơng an); Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (đối với trại giam thuộc Bộ Quốc phòng), Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục An ninh điều tra Bộ Công an (đối với trại tạm giam thuộc Bộ Công an); Giám đốc Công an cấp tỉnh (đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh), Tư lệnh Quân khu và tương đương (đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Quân khu và tương đương);

- Bước 4: Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng; Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc nhịng; Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cục trưởng Cục An ninh điều tra; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Tư lệnh Quân khu và tương đương có trách nhiệm tổng hợp, trình danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đến Bộ trưởng Bộ Cơng an, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng.

Bốn là, về thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá, pháp luật về đặc xá hiện

“1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập Tổ thẩm định liên ngành gồm đại diện của Bộ Công an, Bộ Quốc phịng, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm giúp Hội đồng Tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá do giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh Quân khu và tương đương trình.

Căn cứ vào kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành, Bộ trưởng Bộ Cơng an, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quyết định việc lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá trình Hội đồng Tư vấn đặc xá xem xét, quyết định.

2. Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá có trách nhiệm tập hợp, chuyển danh sách người đủ điều kiện hoặc người không đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và hồ sơ đề nghị đặc xá đến các thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá.

Các thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm định, phát hiện những sai sót về nội dung và hình thức trong hồ sơ đề nghị đặc xá và thơng báo kịp thời cho Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá biết. Sau khi nhận được ý kiến tham gia của thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá, Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp không thống nhất về danh sách người đủ điều kiện, người không đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá phải có báo cáo giải trình kèm theo danh sách và hồ sơ để Hội đồng Tư vấn đặc xá xem xét, quyết định.

3. Hội đồng Tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ, danh sách do Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá trình và quyết định danh sách người đủ điều kiện và danh sách người khơng đủ điều kiện được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định” (Điều 8 Nghị định số 76/2008/NĐ-CP).

Năm là, về tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước,

pháp luật về đặc xá hiện hành quy định:

“Khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm: 1) Tổ chức công bố và thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá; 2) Cấp giấy chứng nhận đặc xá cho người được đặc xá; 3) Thông báo ngay bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được đặc xá về cư trú” (Điều 18 Luật đặc xá).

Sáu là, về thời điểm đặc xá, Điều 5 Luật đặc xá quy định:

“1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước.

2. Trong trường hợp đặc biệt, Chủ tịch nước quyết định đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, được hỗn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khơng phụ thuộc vào thời điểm theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w