Xây dựng cơ chế buộc người được đặc xá phải nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ dân sự của họ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 92)

b) Thực trạng thực hiện pháp luật đặc xá trước khi có Luật đặc xá năm

3.2.6. Xây dựng cơ chế buộc người được đặc xá phải nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ dân sự của họ

chấp hành nghĩa vụ dân sự của họ

Đặc xá đối với người bị kết án phạt tù không loại trừ trách nhiệm dân sự của họ. Do đó, cùng với cơng tác tái hòa nhập cộng đồng, vấn đề thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã tuyên với người phạm tội cũng có ý nghĩa quan trọng, góp phần giải quyết toàn diện các vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật về đặc xá.

Để khắc phục những khó khăn, bất cập và vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự đối với người được đặc xá hiện nay, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác thi hành án. Ngồi những quy định của pháp luật về trả lại đơn yêu cầu thi hành án; đình chỉ thi hành án; tạm đình chỉ thi hành án, hỗn thi hành án; miễn giảm án phí, tiền phạt cần nghiên cứu bổ sung quy định chế tài cụ thể ràng buộc trách nhiệm thi hành phần tài sản trong các bản án hình sự đối với người thân thích (cha, mẹ) của người thành niên phạm tội chưa có điều kiện thi hành án cịn sống phụ thuộc vào gia đình.

Cần nghiên cứu việc quản lý thu nhập của phạm nhân trong quá trình lao động, sản xuất ở các Trại giam, Trại tạm giam theo hướng có thể trích một phần thu nhập để đảm bảo thi hành án dân sự; đồng thời nghiên cứu xây dựng quy định về chế độ lao động bắt buộc (lao động cơng ích) đối với trường hợp người phải thi hành án khơng có tài sản (kể cả phạm nhân khi ra tù chưa có cơng ăn việc làm) để tạo điều kiện cho họ có thu nhập và có thể khấu trừ thi hành án.

Khi xét xử, Tịa án cần nghiên cứu đến tính khả thi của bản án để quyết định các hình phạt phù hợp với tình hình thực tế cuộc sống vì rất nhiều trường hợp khi xét xử, Tòa vẫn biết đương sự khơng cịn tài sản để thực hiện bản án nhưng vẫn tuyên phạt số tiền phải thi hành án quá lớn, dẫn đến nhiều vụ án không thi hành được.

Cần ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với Trại giam, Trại tạm giam trong việc cung cấp thơng tin của người đang chấp hành hình phạt tù; việc thu, nộp các khoản tiền phải thi hành án của người đang chấp hành hình phạt tù… nhằm tăng cường công tác phối hợp và trách nhiệm của cơ quan Thi hành án và Trại giam, Trại Tạm giam trong việc thi hành án dân sự.

Cần bổ sung quy định trong pháp luật về đặc xá về điều kiện xét đặc xá tha tù trước thời hạn theo hướng: người đang chấp hành hình phạt tù phải thi hành xong tất cả các nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự là một trong những điều kiện bắt buộc để được xem xét đặc xá, tha tù trước thời hạn.

Để tránh tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm trong việc phối hợp, nhằm giúp cho hoạt động thi hành án dân sự đạt được hiệu quả, cần phải ban hành quy chế phối hợp thi hành án dân sự, trong đó quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan khi tổ chức thực hiện; đồng thời phải quy định chế tài hành chính và chế tài về hình sự đối với các cơ quan, ban ngành hữu quan và cá nhân có thẩm quyền khi không phối hợp, thực hiện những yêu cầu của cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án như: xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế thi hành án.

Kết luận chương 3

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải được đặt lên trên Nhà nước; mọi hoạt động của cán bộ, công chức, cơ quan Nhà nước phải trong khuôn khổ của pháp luật và dựa trên cơ sở pháp luật.

Yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đối với vấn đề nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đặc xá thể hiện ở một số điểm sau đây: Một là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với thực hiện pháp luật về đặc xá. Hai là, mở rộng dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong thực hiện pháp luật về đặc xá. Ba là, thực hiện pháp luật về đặc xá phải gắn với vấn đề bảo đảm an ninh trật tự, góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đặc xá gồm có:

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các chủ thể pháp luật liên quan đến việc thực hiện pháp luật về đặc xá

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về đặc xá. - Tăng cường quản lý người được đặc xá, tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng.

- Tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử trong việc thực hiện pháp luật về đặc xá.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đặc xá - Xây dựng cơ chế buộc người được đặc xá phải nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ dân sự của họ.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về đặc xá, pháp luật về đặc xá, thực hiện pháp luật về đặc xá cũng như khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật về đặc xá ở nước ta, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Đặc xá là biện pháp khơng buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân đã được giám xuống tù có thời hạn phải chấp hành phần hình phạt cịn lại trong trại giam, trại tạm giam do Nguyên thủ quốc gia hoặc cơ quan khác có thẩm quyền cao nhất của Nhà nước quyết định theo trình tự, thủ tục ngồi trình tự, thủ tục giảm án thơng thường của Tịa án nhân dịp những ngày lễ trọng đại của đất nước hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác.

2. Đặc xá là một hoạt động mang tính Nhà nước cần được điều chỉnh về luật. Toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến đặc xá của một quốc gia được gọi là pháp luật đặc xá của quốc gia. Các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đặc xá khá đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, từ việc tổ chức bộ máy các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết việc đặc xá, mối quan hệ giữa các cơ quan đó, trình tự, thủ tục đặc xá, quản lý hành chính của chính quyền cấp cơ sở với đối tượng được đặc xá, mối liên hệ cơng tác giữa chính quyền với các tổ chức xã hội trong việc giúp đỡ người đặc xá tái hòa nhập cộng đồng, thông tin đối ngoại về đặc xá, bảo đảm an ninh, trật tự, không làm mất ổn định xã hội sau đặc xá.v.v…

3. Thực hiện pháp luật về đặc xá là q trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội và đối tượng trong diện được xét đề nghị đặc xá, căn cứ vào các pháp luật về đặc xá, thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của mình đã được pháp luật về đặc xá quy định nhằm hiện thực hóa các quy định đó trên thực tế.

4. Qua số liệu thống kê về tình hình người bị kết án phạt tù được đặc xá từ năm 1987 đến năm 2011, có thể thấy rằng, số lượng người được đặc xá là tương đối lớn, trong đó có cả những người phạm tội xâm pham an ninh quốc gia hoặc liên quan đến an ninh quốc gia, người phạm tội là người nước ngồi chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam.

5. Về công tác tiếp nhận, tái hịa nhập cơng đồng cho người được đặc xá được coi trọng. Nhiều người được đặc xá tha tù về địa phương được giúp đỡ, tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số người sau khi được đặc xá cịn tái phạm tội hoặc khơng có cơng ăn, việc làm ổn định. Số người khơng trình báo ở địa phương hoặc khơng có thơng tin gì sau khi được đặc xá vẫn chiếm tỷ lệ nhất định. Vấn đề thi hành án dân sự đối với người được đặc xá tha tù về địa phương vẫn cịn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.

6. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đặc xá, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như: giáo dục, nâng cao nhận thức cho các chủ thể pháp luật liên quan đến việc thực hiện pháp luật về đặc xá; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về đặc xá; tăng cường quản lý người được đặc xá, tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử trong việc thực hiện pháp luật về đặc xá; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đặc xá; xây dựng cơ chế buộc người được đặc xá phải nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ dân sự của họ./.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đặc xá ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w