NHỮNG NHỮNG YÊU CẦU TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH HƯNG

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 92 - 96)

HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH HƯNG YÊN

Trong những năm tới, tình hình trong nước và quốc tế địi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới một cách tồn diện, phát huy sức mạnh của tồn dân tộc, tích cực tham gia tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu không làm được như vậy, đất nước ta sẽ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so với các nước xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân, sự ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia.

Thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi mới, nhưng cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu và địi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; cịn nhiều trường hợp chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự vi phạm các quy định, trình tự của việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vì thế, để sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển và thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ

thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngồi, trong đó nâng cao hiệu quả cơng tác thi hành án nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, là u cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngồi những u cầu mang tính định hướng nêu trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự còn xuất phát từ những cơ sở, yêu cầu sau:

Thứ nhất, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đây là yêu cầu tổng quát mang tính định hướng đối với cơng tác áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật thi hành án nói riêng. Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân, trong đó có quyền được thi hành bản án được tơn trọng và bảo vệ, vì thế việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cũng phải được đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, trong đó những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự phải tạo được cơ sở pháp lý để chấp hành viên, cơ quan thi hành án thực hiện tốt bảo đảm đặc thù của nhà nước, cho các quy phạm pháp luật thi hành án dân sự được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội; bảo đảm lợi ích của nhà nước, tơn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự.

Thứ hai, yêu cầu các bản án, quyết định của Toà án nhân dân phải được tổ chức thi hành nghiêm chỉnh, triệt để, đúng pháp luật.

Đây là yêu cầu trọng tâm, bắt buộc và cũng là chức năng chính mà cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên phải thực hiện. Hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải bảo đảm được thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, quy định của pháp luật, cơng khai, minh bạch, tạo được lòng tin của nhân dân vào các cơ quan pháp luật nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng. Bản án, quyết định của Tồ án sẽ chỉ có ý nghĩa khi được cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tổ chức thực hiện trong thực tế. Để thực hiện

được nhiệm vụ trọng tâm đó địi hỏi cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên phải tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ các bước, các giai đoạn của áp dụng pháp luật thi hành án dân sự và phải thực hiện một cách khách quan.. .

Thứ ba, yêu cầu phải khắc phục những yếu kém của pháp luật về thi hành án dân sự.

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, hệ thống pháp luật nước ta nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, đã từng bước được hồn thiện, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội; nhưng nhìn chung, vẫn cịn khơng ít những tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng; đòi hỏi trong giai đoạn tới phải tiếp tục được đổi mới, cải tiến để bắt kịp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống pháp luật thi hành án dân sự cần tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện để kịp thời điều chỉnh những lĩnh vực, quan hệ còn thiếu tạo cơ sơ để hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự thuận lợi,có hiệu quả. Chẳng hạn cần kịp thời ban hành băn bản quy phạm pháp luật thi hành án điều chỉnh nội dung xử lý tài sản của người phải thi hành án là các cổ phiếu chứng khoán, giấy tờ có giá, vì hiện nay cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và các tổ chức ngân hàng, tín dụng chưa thống nhất để xử lý được loại tài sản này bởi lẽ theo pháp luật chứng khốn quy định chỉ có chủ sở hữu cổ phiếu mới có quyền chuyển nhượng hay xử lý vì thế ngân hàng và các tổ chức tín dụng khơng đáp ứng yêu cầu xử lý tài sản của người phải thi hành án là các cổ phiếu chứng khoán do cơ quan thi hành án và chấp hành viên yêu cầu.

Thứ tư, yêu cầu nâng cao trình độ chun mơn - chính trị, phẩm chất đạo đức và vai trò trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên để đáp ứng với nhiệm vụ thi hành án trong điều kiện phát triển mới của đất nước.

Với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong xã hội nảy sinh thêm nhiều tranh chấp đa dạng hơn, phức tạp hơn và ngày càng có nhiều trường hợp phải giải quyết liên quan tới các các nhân, tổ chức, cơ quan nước ngồi. Do đó, địi hỏi lực lượng thi hành án dân sự trên cả nước và ở Hưng Yên phải có sự vận động tự chuyển mình; khơng những nâng cao trình độ chun mơn - chính trị sắc bén hơn mà cịn phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học thuần thục, phẩm chất đạo đức luôn phải được trau dồi và ý thức sâu sắc hơn nữa vai trị trách nhiệm của mình trong cơng việc. Đây cũng là u cầu mang tính bắt buộc bởi Thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên là những chủ thể của áp dụng pháp luật thi hành án dân sự. Hoạt động thi hành án có đạt được kết quả tốt một phần quan trọng là do chất lượng, trình độ của đội ngũ những cán bộ, cơng chức này.

Thứ năm, yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước

Xu thế tồn cầu hóa và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi các quan hệ xã hội phát sinh trong các giao dịch dân sự, kinh tế, lao động phải được thiết lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, tơn trọng và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành phần kinh tế, của công dân, tổ chức và các cam kết quốc tế của Nhà nước. Vì vậy, để góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong lĩnh vực thi hành án nói chung, việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, phải được thực hiện có hiệu quả, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, quyết định của trọng tài nước ngồi đã được Tịa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Đây vừa là yêu cầu, vừa là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, phức tạp của các cơ quan thi hành án dân sự nước ta và của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w