Yếu tố tổ chức

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 46 - 50)

Với những quy định trên, kể từ ngày 01/11/2009, Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp được nâng thành Tổng cục thi hành án dân sự gồm có 07 vụ và phịng ban chun mơn. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện các chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên nghành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên được nâng thành Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn như:

- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, bao gồm: bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với các cơ

quan thi hành án dân sự cấp thành phố, huyện, thị xã thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho chấp hành viên, cơng chức khác của tồn bộ hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên; kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự cấp thành phố, huyện ở tỉnh Hưng Yên; tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý là Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.

- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật thi hành án dân sự năm 2008,

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008;

- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự trong địa phận tỉnh Hưng Yên theo hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp;

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật thi hành án dân sự 2008.

1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn.

2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân tỉnh khi có yêu cầu.

Ở cấp thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh: Thi hành án dân sự cấp huyện được nâng thành Chi cục thi hành án dân sự và có các nhiệm vụ quyền hạn sau: - Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự năm 2008,

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008;

- Thực hiện quản lý cơng chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của Cục thi hành án dân sự tỉnh; - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục thi hành án dân sự tỉnh;

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;

- Giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật thi hành án dân sự 2008.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.

Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên là cơ quan thi hành án trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức: Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã đề nghị Tổng cục

thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp ra quyết định thành lập các phịng chun mơn gồm:

- Văn phòng;

- Phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án;

Tại Chi cục Thi hành án các huyện, thành phố: 9/10 huyện, Thành phố có chi cục trưởng; 01 huyện đồng chí phó chi cục trưởng được giao Quyền chi cục trưởng; 10/10 huyện đều có 02 Phó chi cục trưởng. Hiện nay, cục và các chi cục có 04 chấp hành viên trung cấp, 45 chấp hành viên sơ cấp, 10 Thẩm tra viên, 11 thư ký thi hành án và 05 thư ký thi hành án trung cấp. Năm 2011 đã tuyển dụng thêm 02 chuyên viên pháp lý, 01 kỹ sư cao đẳng tin học, 01 kế toán viên và 01 kỹ thuật viên đánh máy. Trong năm có 02 cơng chức xin thôi việc, 01 công chức chết do bệnh tật, 01 chấp hành viên sơ cấp chuyển công tác sang ngành khác nên hiện Cục thi hành án đang tuyển dụng 04 công chức để thay thế. Chất lượng đội ngũ cán bộ: Trình độ Thạc sỹ Luật học: 01 người, Đại học: 79 người, 03 người đang theo học lớp sau đại học, Trung cấp 12 người.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp chính trị 05 người, Trung cấp chính trị hoặc tương đương 72 người.

Cơ sở vật chất: Hiện nay, Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên có trụ

sở làm việc tại Phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên; Cục thi hành án dân sự tỉnh đã rà sốt đánh giá thực tế tình hình trụ sở các Chi cục thi hành án dân sự ở huyện, thành phố báo cáo Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền xem xét bố trí đất xây dựng trụ sở và kho quản lý vật chứng.

2.1.2.3. *Chấp hành viên

Đối với các cơ quan thi hành án dân sự thì hoạt động nghiệp vụ thi hành

án là trọng tâm, trong đó chấp hành viên là trung tâm, là nhân tố quyết định và là chủ thể trực tiếp áp dụng pháp luật thi hành án dân sự.

Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại theo qui định của pháp luật. Theo quy định mới của Luật thi hành án dân sự năm 2008, chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Chấp hành viên có ba nghạch

là chấp hành viên sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm chấp hành viên trong các trường hợp:

- Do hồn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy khơng thể bảo đảm hồn thành nhiệm vụ;

- Năng lực chun mơn khơng bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà khơng cịn đủ tiêu chuẩn để làm chấp hành viên.

Trong quá trình thi hành án, chấp hành viên chỉ tuân theo pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Hoạt động của chấp hành viên vừa mang tính quyền lực nhà nước, vừa thể hiện tính chuyên trách trong việc áp dụng pháp luật.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức cơ quan thi hành án dân sự tồn tỉnh đáp ứng về năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, hồn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w