pháp luật thi hành dân sự
Luật thi hành án dân sự 2008 ra đời đã tạo chuyển biến cơ bản, đưa công
tác thi hành án dân sự đi vào hoạt động quy củ, thống nhất. Sự phối hợp trong công tác thi hành án dân sự được quy định cụ thể trong 14 điều luật tại chương VIII Luật thi hành án dân sự (từ Điều 166 đến Điều 180) và các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế làm việc liên ngành, tạo ra sự đổi mới mang tính tồn diện, tính hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự thành phố và cấp huyện đã nâng cao vai trò trách nhiệm, chỉ đạo các ban ngành phối hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết án khó, án phức tạp, án tồn đọng. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã chủ động trao đổi, xây dựng quy chế làm việc với cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan chun mơn như tài chính, xây dựng… đạt được những kết quả trong thực tiễn tổ chức thi hành án. Đặc biệt là quy chế làm việc giữa cơ quan thi hành án với cơ quan tài chính được thiết lập, thực hiện đã góp phần thúc đẩy việc xử lý tang, tài vật, tài sản thi hành án kịp thời, tận thu, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Kể từ khi Luật thi hành án Dân sự 2008 được triển khai cho tới nay, hàng trăm việc thuộc diện án tồn đọng, khó khăn, phức tạp được các cơ quan thi hành án của tỉnh Hưng Yên phối hợp với các ban ngành hữu quan tổ chức giải quyết dứt điểm. Cơ quan thi hành án ở Hưng Yên
có sự phối kết hợp khá tốt với Viện kiểm sát nhân dân, với cơ quan Công an nên rất kịp thời trong cơng tác tiêu hủy tang vật nói chung và tang vật là các chất ma túy và các chất gây nghiện nói riêng. Đặc biệt, các cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cùng cấp trong công tác xét miễn giảm thi hành án theo quy định của pháp luật, góp phần khơng nhỏ trong việc giảm tỷ lệ án tồn đọng gây nhức nhối trong nhiều năm trước. Các cơ quan thi hành án dân sự ln tập trung rà sốt, phân loại và xây dựng hồ sơ, kịp thời chuyển Toà án xét miễn, giảm thi hành án; công tác này được thực hiện thường xuyên nhằm bảo đảm các trường hợp thuộc diện xét miễn, giảm khơng bị bỏ sót, nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ thi hành án. Phối hợp với kho bạc nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội phong tỏa tài khoản, tài sản, khấu trừ tiền, tài sản của cá nhân, tổ chức phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi để thi hành dứt điểm vụ việc, bảo đảm việc thực thi pháp luật được nghiêm minh.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng yên có những bước tiến vượt bậc về quy mơ và cả trình độ chun mơn; chất lượng cơng việc được nâng lên, thể hiện rõ ở tỷ lệ giải quyết thi hành án về việc và thi hành án về tiền - tài sản, tỷ lệ án tồn đọng hàng năm được giảm rõ rệt, vượt chỉ tiêu Bộ Tư pháp giao.
Bảng 2.1: Kết quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự (về việc)
của cơ quan thi hành án tỉnh Hưng Yên
Kết quả thi hành án về việc (Theo
năm)
Tổng số việc phải thi
hành Số việc có điều kiện thi hành án Số việc chưa có điều kiện thi hành án Số việc đã giải quyết xong Tỷ lệ việc đã giải quyết Tỷ lệ giảm án tồn đọng
2011 5.917 việc 3.456 việc 2.262 việc 2.828 việc 94 % 16%
2012 5.804 việc 3.605 việc 2.032 việc 3.207 việc 98,6%
16,6% (Tỷ lệ việc thi hành xong tăng so với năm 2011)
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngày 27 tháng 09 năm 2012 của Cục thi hành
án dân sự tỉnh Hưng Yên (Tỷ lệ được tính theo Quyết định số 858/QĐ-BTP ngày 27 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tư pháp).
Bảng 2.2: Kết quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự (về giá trị)
của cơ quan thi hành án tỉnh Hưng Yên Kết quả thi hành án về tiền (Theo năm) Tổng số tiền đã thụ lý (đồng) Số có điều kiện thi hành (đồng) Tổng số tiền đã giải quyết (đồng) Tỷ lệ tiền đã giải quyết (%) 2011 318.080.846.340 180.756.358.212 148.334.184.115 90 % 2012 423.170.854.393 254.119.946.564 254.119.946.564 95,3% (Tăng so với năm 2011, vượt chỉ tiêu
Bộ Tư pháp giao )
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngày 27 tháng 09 năm 2012 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên (Tỷ lệ được tính theo Quyết định số 858/QĐ-BTP ngày 27 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tư pháp).
Có được kết quả đó bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, quyết liệt trong cơng tác, chủ động chuyển mình của mỗi chấp hành viên, các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn tỉnh, phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Tư pháp và lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự; sự phối hợp của các ban ngành hữu quan, sự vào cuộc có trách nhiệm của chính quyền các cấp. Cơng tác thi hành án dân sự đã góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ổn định trật tự chính trị, tạo cơ sở để phát triển xã hội văn minh, hiện đại.