Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 66 - 92)

Thứ nhất: Thi hành án dân sự là một hoạt động quan trọng, phức tạp, liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người ( như quyền về nhân thân, quyền về tài sản, quyền về nơi ở... ) nhưng trong một thời gian dài văn bản cá tính pháp lý cao nhất chỉ là Pháp lệnh ( Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 ). Mặc dù vậy, Pháp lệnh Thi hành án năm 2004 được ban hành trong bối cảnh Quốc hội đã có kế hoạch xây dựng Bộ Luật thi hành án nên Pháp lệnh này chỉ tập trung chủ yếu tạo cơ sở pháp lý để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trước mắt trong việc giải quyết án tồn đọng mà chưa giải quyết một cách cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế quản lý, mơ hình tổ chức, thủ tục Thi hành án dân sự nói chung và các loại án kinh tế, lao động nói riêng. Pháp lệnh này cũng chưa khắc phục được tình trạng pháp luật khung, nên có nhiều nội dung sau khi Pháp lệnh được ban hành phải chờ các văn bản hướng dẫn mới có thể thực hiện. Thực tiễn thời gian qua cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự còn mới, vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, một số quy định cịn chưa tương thích với hệ thống các ngành luật.

Mặc dù Luật thi hành án dân sự 2008 mới được ra đời, là đạo luật cao nhất, cơ bản nhất điều chỉnh hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay, đã khắc phục được khá nhiều bất cập của những quy định pháp luật về thi hành án trước đó. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành đều chậm ban hành so với thời điểm có hiệu lực của Luật. Ví dụ như Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và các công chức làm công tác thi hành án dân sự được ban hành chậm hơn 02 tháng, các Thông tư và Thông tư liên tịch đã được ban hành thì đều chậm hơn từ 04 tháng cho đến 01 năm so với thời điểm Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực pháp luật. Pháp luật thi hành án dân sự chưa phản ánh kịp tình hình phát triển kinh tế xã hội, cịn nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, khó áp dụng trong thực tiễn. Quy định hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành đối với các tội về ma tuý, tham nhũng cịn q cao; Tồ án tuyên hình phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng trong khi bị cáo bị hình phạt tù, xác minh điều kiện thi hành án thì bị án khơng có tài sản có giá trị, hoặc nếu có thì khơng đủ để thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Trong khi đó, cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thể thực hiện việc đề nghị Tồ án miễn giảm khoản án phí, tiền phạt theo Thông tư liên tịch số 02/2005 ngày 17/6/2005 của Toà án nhân dân Tối Cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp; hay xét miễn khoản tiền nộp ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 24 của Quốc hội và Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đối với các khoản tiền thu cho nhân sách nhà nước từ 500.000đ trở xuống khi đã đủ thời gian 5 năm (đối với tội xử ở khoản 1), 10 năm (đối với tội thuộc khoản 2) kể từ ngày cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án; vì thế cơ quan thi hành án không thể thi hành dứt điểm ngay đối với những vụ việc này. Hay vấn đề chi phí xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, trên thực tế những người được thi hành án sẵn sàng bỏ ra để cơ quan thi hành án dân sự có kinh phí tiến hành các biện pháp xác minh giúp

cho việc thi hành án được tiến hành nhanh hơn, chính xác hơn và như vậy quyền lợi của họ nhanh chóng được bảo đảm hơn, nhưng đến nay pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Một vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự mà thực tiễn đòi hỏi sớm phải được pháp luật điều chỉnh, đó là việc phải xử lý nhà ở của người phải thi hành án được xây dựng trên đất của người khác. Những trường hợp này đa số xảy ra trong những vụ án ly hôn, phải phân chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn. Khi ly hôn, với lý do chỉ cho xây nhà mà không cho đất nên cơ quan thi hành án chỉ có thể kê biên để bảo đảm thi hành án ngôi nhà mà không thể kê biên diện tích đất có ngơi nhà trên đó được, và do đó, có tổ chức bán đấu giá cũng khơng có người mua vì ngơi nhà nằm trên đất của người khác, hoặc nếu chỉ bán ngơi nhà thì chỉ có giá trị của một cơng trình bị tháo dỡ, do đó việc thi hành án bị bế tắc.

Hoạt động nghiệp vụ thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự là hoạt động trung tâm, đối với chấp hành viên đó là hoạt động chính. Chấp hành viên giữ vai trò tổ chức thi hành án nhưng thực tiễn cho thấy quy định của pháp luật về quyền của chấp hành viên để thực hiện nhiệm vụ cịn hạn chế. Ví dụ như nhiều trường hợp phải qua kiểm tra, khám xét mới có thể xác định được người phải thi hành án có điều kiện thi hành án hay khơng thì hiện nay chấp hành viên không được thực hiện việc này. Đối với trường hợp cần khởi kiện để xác định phần tài sản của người phải thi hành án có trong khối tài sản chung, pháp luật cũng đã quy định chấp hành viên có quyền u cầu Tồ án xét xử, nhưng án phí có giá nghạch sẽ được tính như thế nào và ai phải chịu thì pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể.

Luật thi hành án dân sự 2008 đã có sự bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên, nhưng vẫn chưa sát với thực tiễn, tính khả thi chưa cao làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thi hành án. Chủ yếu chấp hành viên chỉ có quyền “u cầu”, “kiến nghị” cịn việc các cơ quan, tổ chức có

đáp ứng theo yêu cầu của chấp hành viên hay khơng thì pháp luật vẫn khơng quy định rõ. Ví dụ: tại khoản 4 Điều 20 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định: Chấp hành viên “Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án”. Thực tế, khi chấp hành viên tiến hành xác minh thông tin về tài khoản, thực hiện các biện pháp phong toả tài khoản, tài sản, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án có tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hay kho bạc, thì vẫn cịn tình trạng các cơ quan, đơn vị này né tránh, hay cung cấp thông tin về tài khoản chậm, tạo kẽ hở để người phải thi hành án có thể rút tiền, tẩu tán tài sản trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Pháp luật vẫn chưa quy định chế tài đối với những trường hợp các cá nhân, tổ chức có liên quan khơng đáp ứng u cầu của chấp hành viên, hay cố tình chậm trễ khi thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên, gây cản trở đến kết quả thi hành án.

Bên cạnh đó, cơng tác thi hành án dân sự là hoạt động rất phức tạp, dễ có sai phạm nhưng cơ chế bảo đảm cho chấp hành viên thì cịn thiếu, những thiệt hại trong q trình thi hành án có thể xảy ra, lỗi có thể do nhiều phía, nhiều cơ quan đơn vị cùng gây ra, nhưng việc phân định trách nhiệm và khắc phục hậu quả vẫn chưa có quy định rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra một tâm lý ngại việc khó, sợ sai sót trong chấp hành viên và vì thế đó cũng là tác nhân gây ra số lượng án tồn đọng ngày càng nhiều trong thời gian qua. Và còn chưa kể đến cơ chế bảo vệ của pháp luật để đảm bảo điều kiện làm việc, điều kiện an toàn về tính mạng, sức khoẻ đối với chấp hành viên và thân nhân của họ còn quá thiếu và quá yếu.

Pháp luật thi hành án dân sự đã có những quy định mới như đối với việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành mà người phải thi hành án khơng có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần chấp hành viên phải thực hiện

xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Trường hợp người phải thi hành án khơng có điều kiện thi hành án mà đang chấp hành hình phạt tù hoặc khơng xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh giữa các lần không được quá 1 năm. Đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu, khi xác minh người phải thi hành án khơng có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ dừng ở việc cải tiến thời gian xác minh với những trường hợp chưa có điều kiện thi hành án từ 3 tháng sang 6 tháng hoặc 1 năm chứ chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm để giảm tỷ lệ án tồn đọng. Đây cũng là kẽ hở để khi gặp những việc khó khăn cơ quan thi hành án, chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án một cách qua loa, sơ sài rồi trả lại đơn yêu cầu thi hành án hoặc lại xếp hồ sơ vào diện theo dõi, xác minh điều kiện thi hành án định kỳ mà không thi hành dứt điểm.

Hiện nay, pháp luật thi hành án dân sự vẫn chưa có quy định về tố tụng, hướng giải quyết, hay việc giải quyết hậu quả liên qua tới những việc cơ quan thi hành án đã tổ chức thi hành xong đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án hay của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhưng sau đó bản án, quyết định đó lại bị kháng nghị, xét xử lại có thay đổi về nội dung so với trước đó. Pháp luật cũng khơng quy định về thời hiệu khiếu nại, khiếu kiện đối với những vụ việc đã được tổ chức thi hành án nên có tình trạng những việc đã được thi hành án xong rất lâu sau đó đương sự mới có đơn yêu cầu xem xét lại gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác giải quyết.

Vị trí, vai trị của cơ quan thi hành án dân sự trong bộ máy nhà nước chưa được nâng cao nên hiệu quả thi hành dân sự vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ chế quản lý và thực thi công vụ trong cơng tác thi hành án dân sự vẫn cịn nhiều bất cập, chưa phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn tới tình trạng án tồn đọng khơng được thi hành dứt điểm. Đến nay vẫn cịn tình trạng một bản án, quyết định của tồ án

nhưng khi thi hành thì lại tách ra: đối với hình phạt tù do cơ quan Cơng an thực hiện, cịn việc thi hành phần dân sự (án phí, phạt tiền, truy nộp sung cơng nhà nước) trong các vụ án hình sự lại do cơ quan thi hành án dân sự đảm nhiệm. Trong khi đó pháp luật chưa quy định cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa hệ thống hai cơ quan này nên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả, chất lượng công tác thi hành án dân sự. Hiện nay, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp đang xây dựng hệ thống biểu mẫu nhưng vẫn thiếu đồng bộ, nhiều biểu mẫu chưa sát với thực tiễn và chưa thuận tiện trong việc áp dụng.

Thứ hai, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất vẫn chưa tương xứng với chức

năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án nên ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự.

Tổ chức bộ máy: cùng với hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự trong cả nước, Cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên cũng đang từng bước được kiện toàn tổ chức nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Mặc dù hàng năm số lượng biên chế được bổ sung những vẫn còn thiếu bởi khối lượng cơng việc phải thi hành ngày càng tăng lên. Vẫn cịn một số cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện chỉ có 3 - 4 chấp hành viên trong khi địa bàn rộng, cơng việc có số lượng nhiều, khó khăn, phức tạp. Đặc thù của công tác thi hành án dân sự khơng như các cơ quan hành chính là tiếp nhận hồ sơ và đúng đến ngày theo quy định là trả kết quả mà hầu hết những việc dân sự, kinh tế phức tạp để thi hành xong phải tổ chức nhiều cuộc họp, đôn đốc mất hàng tháng, hàng năm. Hiện nay, tình trạng q tải trong cơng việc ở các cơ quan thi hành án dân sự tại Hưng Yên đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn là vấn đề và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ án tồn đọng có chiều hướng tăng lên.

Cơ sở vật chất đã được quan tâm, đầu tư, nâng cấp trong những năm qua nhưng thực tế yêu cầu nhiệm vụ thì ngày một địi hỏi cao hơn, trong khi định mức ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan thi hành án thì cịn rất khiêm tốn, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ chưa

đồng bộ, chưa đầy đủ. Nhà nước đã thành lập quỹ phục vụ cho cơng tác đấu tranh phịng chống các tội phạm về buôn lậu, ma tuý… nhưng chủ yếu chỉ có quy chế trích tỷ lệ số thu nộp ngân sách để khích lệ cho cơ quan cơng an, hải quan, thuế chứ chưa có cơ chế trích thưởng cho cơ quan thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động thường xun của cơ quan thi hành án chỉ được cấp như đối với các cơ quan hành chính trong khi cơng tác thi hành án ln địi hỏi chấp hành viên, cán bộ phải trực tiếp, thường xuyên xuống địa bàn, cơ sở và làm việc với các cơ quan, ban nghành hữu quan.

Thứ ba, chính sách đãi ngộ đối với chấp hành viên, cán bộ làm công tác

thi hành án vẫn chưa hợp lý.

Trong những năm qua, chế độ chính sách đối với đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án dân sự đã được nâng lên nhưng vẫn chưa thoả đáng, vẫn chưa phù hợp với đặc thù, tính chất của cơng tác thi hành án, và chưa làm cho cán bộ thi hành án được an tâm, tập trung vào cơng việc. Lương, thưởng thì quá thấp chưa khích lệ được cán bộ trong khi cơng việc thì vất vả, phức tạp, và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Quy định hệ số lương giữa chấp hành viên cấp tỉnh với chấp hành viên thành phố, huyện còn nhiều bất hợp lý trong khi tính chất, khối lượng, mức độ phức tạp của cơng việc của họ thì khơng khác nhau nhiều; điều này cũng gây ảnh hưởng lớn trong thực tế khi sắp xếp, điều động và luân chuyển cán bộ theo quy định. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác nghiệp vụ thi hành án được ban hành nhưng những quy định về phụ cấp trách nhiệm đối với chấp hành viên vẫn chưa có thay đổi. Theo quyết định số 233/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố đô thị loại I được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 25%, và chấp hành viên cơ quan thi hành

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 66 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w