Những * Nhữngkết quả đạt được trong áp dụng pháp luật thi hành án dân sự ở Hưng Yên xuất phát từ nguyên nhân sau xuất phát từ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 60 - 64)

hành án dân sự ở Hưng Yên xuất phát từ nguyên nhân sau xuất phát từ các nguyên nhân sau

Thứ nhất, công tác thi hành án dân sự tiếp tục nhận được sự quan tâm

lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về thi hành án dân sự, như: Nghị quyết hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1995), Nghị quyết hội

nghị lần thứ ba Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá VIII (1997), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX (2004) và nhất là trong Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Thể chế hố đường lối chính sách của Đảng, nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, hoạt động, tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, ngày 14/11/2008, Quốc hội khố XII, kỳ họp thứ 4 đã thơng qua Luật thi hành án dân sự. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 61/2009/NĐ- CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự...

Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Bộ Tư pháp, Tổng cục thi hành án dân sự, của cấp ủy và chính quyền các cấp, nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự tỉnh và các huyện, thành phố tạo điều kiện để công tác áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đạt kết quả cao.

Áp dụng pháp luật thi hành án dân sự được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh chỉ đạo sát sao. Điều đó được thể hiện ở sự quan tâm kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên từ việc tạo điều kiện cấp

đất, cấp kinh phí để cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở làm việc ổn định, chỉ đạo cơ quan thi hành án tháo gỡ, giải quyết những vụ việc thi hành án thuộc diện khó khăn, phức tạp; chỉ đạo các ban, ngành phối hợp tốt trong công tác thi hành án dân sự để đạt hiệu quả cao; bồi dưỡng chính trị, chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án giúp cho hoạt động thi hành án dân sự của thành phố có tiến bộ vượt bậc và các mặt hoạt động của công tác này đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.

Trách nhiệm, vai trò chỉ đạo tổ chức áp dụng pháp luật thi hành án dân sự của các cấp chính quyền địa phương được nâng cao, đồng bộ và thống nhất ở tất cả các cấp (thành phố, huyện, thị xã). Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự hoạt động có hiệu quả, chủ động, có trách nhiệm. Những bản án, quyết định của Tồ án có hiệu lực pháp luật, tồn đọng nhiều năm được Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự vào cuộc, chỉ đạo cơ quan thi hành án và các ban ngành chức năng giải quyết dứt điểm, áp dụng đúng trình tự quy định của pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, và công dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của địa phương, góp phần xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật. Cấp uỷ, chính quyền địa phương đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, đã kịp thời và sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành phối hợp thực hiện công tác thi hành án dân sự. Do vậy, thời gian qua hiệu quả công tác thi hành án được nâng lên vượt bậc. Nhiều Chi cục thi hành án dân sự đã đạt thành tích cao trong giải quyết hồ sơ thi hành án, đạt và vượt các chỉ tiêu giải quyết về việc, về tiền - tài sản, và giảm tỷ lệ án tồn đọng do Bộ Tư pháp, Cục thi hành án yêu cầu.

Thứ hai, sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cơ quan thi hành án dân sự

thành phố và của đội ngũ chấp hành viên, cán bộ công chức trong áp dụng pháp luật thi hành án dân sự.

Trong những năm qua, Bộ Tư pháp đã quan tâm chỉ đạo các địa phương thực hiện việc rà sốt tồn bộ đội ngũ chấp hành viên, trong đó có cả đội ngũ Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Việc tổng rà sốt này có ý nghĩa quan trọng và nhờ đó mà hầu hết các trường hợp được bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại đều đáp ứng tiêu chuẩn, có đủ năng lực để hồn thành nhiệm vụ được giao. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ngày càng được kiện toàn về tổ chức, đội ngũ chấp hành viên và cán bộ, công chức trong các cơ quan thi hành án dân sự toàn tỉnh thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân, khắc phục mọi khó khăn, đề cao ý thức trách nhiệm, tích cực chủ động, sáng tạo trong cơng tác, xây dựng tinh thần đồn kết nội bộ, thực hiện nghiêm túc các quy định về chuẩn mực đạo đức chấp hành viên; quy chế làm việc của cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế sử dụng và bảo quản tài sản công. Tổ chức giải quyết tốt các hồ sơ thi hành án được phân công, cùng quyết tâm phấn đấu đưa kết quả công tác thi hành án năm sau cao hơn năm trước, đạt tỷ lệ cao về việc và giá trị, làm giảm đáng kể số lượng án tồn đọng. Trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thi hành án từng bước được nâng lên rõ rệt. Có sự đồn kết thống nhất trong tập thể lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự Cục và cấp huyện trong công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án. Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các biện pháp có hiệu quả để giải quyết án khó, tồn đọng; ln coi trọng cơng tác chính trị tư tưởng, trau dồi đạo dức, phẩm chất đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xây dựng cơ chế kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong tồn tỉnh. Thực hiện tốt cơng tác phối hợp, để chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương thực sự vào cuộc cùng với cơ quan thi hành án áp dụng tốt pháp luật thi hành án dân sự, làm tốt công tác phân loại án tồn đọng, quyết liệt triển khai giải quyết thi hành dứt điểm,

phấn đấu không để xảy ra trường hợp án có điều kiện mà khơng được đưa ra tổ chức thi hành.

Thứ ba, các ban ngành, cơ quan, tổ chức và nhân dân có sự phối hợp với

cơ quan thi hành án trong việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự.

Thời gian qua, áp dụng pháp luật thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành ở địa phương trong công tác thi hành án dân sự đã được xây dựng và thực hiện khá bài bản. Cơ quan thi hành án dân sự đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan hữu quan trong việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự. Trình độ hiểu biết pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng và nhân dân đối với công tác thi hành án dân sự ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, trình độ chính trị và chun môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự cũng tiến bộ hơn nhiều so với thời kỳ trước và đi vào chuẩn hóa. Mặt khác, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định và thống nhất trong tồn thành phố nên mặc dù số vụ việc vẫn cịn nhiều nhưng khơng để xảy ra tình trạng tồn đọng, hầu hết đều được giải quyết thấu đáo, đúng trình tự, giảm đáng kể những bức xúc, khiếu kiện vượt cấp, hay kéo dài.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w