Trước năm 1989 công tác thi hành án dân sự do Toà án nhân dân các cấp đảm nhiệm và tổ chức thi hành. Vì thế, cơng tác thi hành án dân sự ở Hưng Yên chỉ là một nhiệm vụ do Toà án nhân dân các cấp của tỉnh Hưng Yên thực hiện.
Ngày 28/8/1989 Pháp lệnh Thi hành án dân sự đầu tiên ra đời, đặt nền móng cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, quy chế chấp hành viên được ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 06/03/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo quy định của các văn bản nói trên, thì chỉ có chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tịa án ( trước đó ngồi chấp hành viên cịn có cán bộ thi hành án thi hành ). Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết
định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân địa phương. Theo Pháp lệnh này, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong q trình thi hành án dân sự được khơi phục, cơ chế kết hợp quyền tự định đoạt của đương sự với sự chủ động của cơ quan thi hành án và chấp hành viên đã tạo ra sự phát triển mới trong cơng tác thi hành án dân sự. Điều đó được thể hiện bằng việc quy định: người phải thi hành án phải có đơn u cầu thi hành án thì Tịa án có thẩm quyền mới tiến hành việc thi hành án; Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án trong những trường hợp nhất định nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và cơng dân như đối với những bản án, quyết định phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa...
Để hướng dẫn và cụ thể hóa Pháp lệnh, hàng loạt những văn bản pháp luật đã được ban hành như Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 17/7/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp; Thông tư liên ngành số 07-89/TTLN ngày 10/12/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ...
Cùng với sự hoàn thiện hơn về pháp luật, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên cũng được củng cố và tăng cường, được chun mơn hóa, có chức danh, tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về thực hiện các phán quyết của Tòa án. Tuy vậy sự điều hành chỉ đạo công tác thi hành án vẫn chưa được thay đổi phù hợp. Cơ quan thi hành án, chấp hành viên thuộc Tòa án, do Tòa án trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm báo cáo trước cấp trên về kết quả thi hành án. Mọi quyết định quan trọng trong thủ tục thi hành án đều thuộc thẩm quyền của Chánh án, chấp hành viên với trách nhiệm là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của tòa án thực ra chỉ là người thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, khơng có quyền năng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Mặt khác, Chánh án với tư cách là người chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt
động xét xử lại là người chỉ đạo việc thi hành những phán quyết của Tịa án nên khơng khách quan và q tải về công việc. Đội ngũ cán bộ thi hành án ln bị xáo trộn, khơng được quy hoạch và đ tạo bài bản. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động thi hành án hầu như không được trang bị làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác thi hành án.
Khắc phục những hạn chế trên, ngày 06/10/1992, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá IX nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua Nghị quyết về việc bàn giao cơng tác Thi hành án dân sự từ Tồ án nhân dân các cấp sang cơ quan thuộc Chính phủ. Thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, từ ngày 01/7/1993, cơng tác thi hành án dân sự trên tồn quốc được chuyển giao từ Toà án sang các cơ quan của Chính phủ. Bộ Tư pháp được giao chức năng quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Mơ hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự được thiết lập với hai loại cơ quan: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và Cơ quan thi hành án dân sự. Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP ngày 02/6/1993 quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự và chấp hành viên. Công tác thi hành án dân sự ở nước ta có chuyển biến rất lớn, cả về tổ chức và hoạt động, theo đó cơ quan quản lý cơng tác Thi hành án dân sự hình thành một hệ thống từ Trung ương tới địa phương thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thi hành án dân sự cũng được hình thành. Ở cấp tỉnh có Phịng thi hành án dân sự thuộc Sở Tư pháp, ở cấp huyện có Đội thi hành án dân sự thuộc Phịng Tư pháp.
Việc chuyển giao công tác Thi hành án dân sự sang cơ quan thuộc Chính phủ phù hợp với tiến trình cải cách Tư pháp đã được triển khai có hiệu quả ở nước ta, nhằm thống nhất quản lý cơng tác thi hành án dân sự vào Chính phủ, tạo điều kiện để Toà án tập trung thực hiện nhiệm vụ xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và các luật tổ chức, hoạt động của Bộ máy nhà nước; đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển giao nhiệm vụ từ ngành này sang ngành khác, mà trên thực tế, ngành Tư pháp phải tiến hành xây dựng từ ban đầu hệ thống cơ quan thi hành án dân sự cả về tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, để phục vụ yêu cầu tổ chức thi hành án trong tồn quốc, thì ngành Tư pháp cũng đồng thời phải tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự. Ngày 14/01/2004 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 ra đời, thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 quy định về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự. Theo đó, hệ thống cơ quan thi hành án dân sự được đổi tên thành “Thi hành án dân sự cấp tỉnh” và “Thi hành án dân sự cấp huyện” khơng cịn thuộc Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp. Giám đốc Sở Tư pháp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp uỷ quyền một số mặt về công tác tổ chức cán bộ đối với Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Thi hành án dân sự cấp huyện. Cơ sở vật chất bước đầu đã được cải thiện và phát triển song vẫn còn một số cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện chưa có trụ sở làm việc và vẫn trong tình trạng được Uỷ ban nhân dân cùng cấp hỗ trợ cho ở nhờ trụ sở.
Ngày 14/01/2004, ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, với 8 chương, 70 điều. So với Pháp lệnh năm 1993, đã tăng thêm 1 chương, 20 điều. Về măt nội dung, Pháp lệnh năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung một cách cơ bản, có nhiều nội dung đã được phát triển thêm, có nhiều nội dung hồn tồn mới được bổ sung cho kịp tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh 2004 cho thấy, nhiều quy định về thủ tục thi hành án đã thể hiện được quan điểm cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời những tồn tại vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, góp phần tong bước nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì Pháp lệnh năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án; cơ chế quản lý, mơ hình tổ chức cơ quan thi hành án chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, tính chất cơng việc được giao; tính độc lập, quyền hạn của cơ quant hi hành án, của chấp hành viên chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa thi hành án dân sự với thi hành án phạt tù, chưa tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự… Các hạn chế, bất cập này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng tuy có giảm đần nhưng lượng án tồn đọng vẫn còn rất lớn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giao lưu dân sự - kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt năng động, tích cực do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại, thì đồng thời mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; tình trạng vi phạm pháp luật, tranh chấp kinh tế, dân sự không ngừng gia tăng; số lượng vụ việc mà toà án nhân dân các cấp phải giải quyết ngày càng nhiều, giá trị tiền, tài sản phải thi hành ngày càng lớn, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp. Vì vậy, ngày 14/11/2008 Luật thi hành án dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VII, kỳ họp thứ 4 thơng qua, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2009. Đồng thời, ngày 09/9/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Điều 2 Nghị định 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự (trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong Quân đội) được tổ chức, quản lý và tập trung thống nhất theo nghành dọc từ trung ương đến cấp huyện, gồm có:
1. Ở Trung ương: Tổng cục thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
2. Ở cấp tỉnh: Cục thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là Cục thi hành án dân sự tỉnh) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự;
3. Ở cấp huyện: Chi cục thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (được gọi chung là Chi cục thi hành án dân sự huyện) là cơ quan thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh.
Tổng cục thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự địa phương có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.