công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên
Thực hiện Luật thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản của Chính phủ, các Bộ, các ngành, các cấp chính quyền ở tỉnh Hưng Yên đã tổ chức áp dụng pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự trên một số nội dung chính như:
- Trong quản lý, chỉ đạo công tác áp dụng pháp luật thi hành án dân sự
Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp: Xác định rõ vấn đề áp dụng pháp luật thi hành án dân sự là cơng tác khó khăn phức tạp, vì thế, ngay từ khi hệ thống cơ quan thi hành án dân sự được đổi mới, được tổ chức quản lý theo hệ thống
ngành dọc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã sát sao phối hợp chỉ đạo, quản lý công tác này. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố, các cơ quan chuyên môn và cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cơng tác thi hành án dân sự đúng quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự. Khơng có tình trạng vụ việc khó khăn, phức tạp về thi hành án khơng được báo cáo để Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cho ý kiến tháo gỡ, chỉ đạo tổ chức thực hiện dứt điểm.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Cục thi hành án dân sự mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ, công chức của ủy ban ở cơ sở để nắm bắt kịp thời các quy định mới của pháp luật về thi hành án dân sự nhằm nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ để có sự phối hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Tập trung phối hợp với cơ quan thi hành án thực hiện tốt công tác xác minh điều kiện thi hành án phục vụ việc xét miễn, giảm các khoản án phí, tiền phạt và các khoản tiền nộp ngân sách Nhà nước dưới 500.000đ theo quy định của pháp luật.
Trong nội dung giao ban thường kỳ (hàng tháng, hàng quý) của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đều có mời lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp để nghe kết quả cơng tác, có phương hướng chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp cùng giải quyết nhiệm vụ thi hành án trên địa bàn. Hoạt động áp dụng, thực hiện công tác thi hành án là một khâu, một mắt xích quan trọng trong cả guồng máy chính trị ở địa phương.
- Ban hành văn bản pháp quy về thi hành án dân sự: Thực hiện chỉ thị
số 20/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác
thi hành án dân sự, ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự gồm các thành viên: Cơ quan thi hành án dân sự, Tư pháp, Tài nguyên môi trường, Tài chính, Xây dựng, Viện kiểm sát nhân dân, Tồ án nhân dân, Cơng an, do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch làm trưởng ban chỉ đạo, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự làm Phó trưởng ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự. Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ban hành quy chế hoạt động, họp thường kỳ mỗi quý một lần, với những vụ việc phức tạp, cơ quan thi hành án phải chủ động báo cáo với trưởng ban chỉ đạo để cho ý kiến chỉ đạo thi hành. Ban chỉ đạo cơng tác thi hành án dân sự đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự, chỉ đạo các ban ngành, đơn vị của địa phương phối hợp chặt chẽ cùng cơ quan thi hành án thực hiện có hiệu quả cơng tác thi hành án dân sự, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ổn định trật tự, an ninh chính trị, làm cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.