QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 96 - 100)

DÂN SỰ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH HƯNG YÊN

Áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật thi hành án dân sự nói riêng phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng. Đó là các quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng có trong văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) và nhất là trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25 tháng 04 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, mà chủ trương lớn nhất về thi hành án đã được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng:

Áp dụng pháp luật thi hành án dân sự là một yêu cầu khách quan, nhằm đảm bảo cho việc thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự đạt chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong thực tế, thi hành án dân sự là cơng tác rất khó khăn, phức tạp, có ảnh hưởng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, đơn vị tham gia vào quan hệ này. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến tổ chức, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, tới chất lượng công việc mà chấp hành viên thực hiện. Để bảo đảm áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đúng quy trình, quy định và đạt kết quả tốt cần phải quán triệt một số quan điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trên cả

nước, và ở Hưng Yên phải có sự thống nhất, phù hợp, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Cải cách hành chính, cải cách tư pháp là một trong những yêu cầu chung, bao trùm cả tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; đó cũng chính là u cầu cấp thiết trong việc đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng, và hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.

Áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật thi hành án dân sự nói riêng phải ln tn thủ đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước. Thực hiện tốt chủ trương của Đảng về thi hành án được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới: "Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác thi hành án, cần sớm xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo đảm các quyết định, bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh" [2]. Đây là chủ trương lớn của Đảng về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án, bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành phải được tổ chức, thực hiện nghiêm chỉnh, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của thi hành án dân sự hiện nay, nhất là nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật thi hành án dân sự của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.

Thực hiện chủ trương trên, cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của chấp hành viên, cơ quan thi hành án, từng bước giải quyết dứt điểm án tồn đọng, rút ra những ưu điểm, nhược điểm; nguyên nhân của những nhược điểm đó, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, cũng như các hoạt động

khác của bộ máy nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp và phục vụ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải phù hợp với các chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thi hành án và

chấp hành viên, bảo đảm các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành được tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Để bảo đảm hiệu lực thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan khác, cơ quan thi hành án cả nước, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên và các chấp hành viên phải nhận thức và xác định rõ: chỉ trong trường hợp do điều kiện khách quan, khơng thể thi hành thì chấp hành viên, cơ quan thi hành án mới xem là chưa có điều kiện thi hành và tạm thời chưa tổ chức thực hiện việc thi hành án. Tránh tình trạng vì lý do, động cơ khơng chính đáng, cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên cố tình khơng thi hành, kéo dài thời gian, mặc dù qua xác minh cho thấy, vụ việc có điều kiện thi hành án. Đồng thời, đối với những việc qua xác minh của chấp hành viên cho thấy đương sự chưa có điều kiện thi hành án, thì phải có biện pháp xử lý thích hợp khơng để cơ quan thi hành án, chấp hành viên mất nhiều thời gian, cơng sức vào những việc đó.

Chấp hành viên, cơ quan thi hành án khi áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải tuân thủ đúng quy trình, quy định, thực hiện sáng tạo, ban hành các văn bản áp dụng pháp luật đúng về hình thức, chuẩn về nội dung, tuyệt đối khơng làm tổn hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Khi thực thi nhiệm vụ phải tạo thuận lợi, tránh tình trạng trì trệ, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho các bên đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đặc biệt, áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải gắn với việc đổi

mới thủ tục thi hành án, bảo đảm việc thi hành án nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.

Ngồi ra, áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cũng phải được gắn liền với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án, tránh tình trạng đùn đẩy, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc xác minh phân loại án, trong việc tổ chức thực hiện thi hành án hoặc tìm cách né tránh một số vụ việc khó thi hành xếp vào diện khơng có điều kiện thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên phải thực sự chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, vận dụng đúng các quy định của pháp luật vào từng tình huống, vụ việc và địa bàn cụ thể, bảo đảm thực thi nhiệm vụ có hiệu quả cao nhất.

Mặc dù, Luật thi hành án dân sự 2008 và các văn bản dưới luật khơng quy định thủ tục hồ giải trong thi hành án dân sự như một giai đoạn trong quá trình tố tụng, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cho thấy thuyết phục, hoà giải đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Cơng tác hồ giải, thuyết phục các bên đương sự thực hiện các nghĩa vụ thi hành án không chỉ là trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án mà cịn địi hỏi có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, và đoàn thể…

Áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố cơ chế quản lý, tổ chức, bộ máy, đội ngũ chấp hành viên làm nhiệm vụ thi hành án, sự quan tâm của chính quyền các cấp, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của đương sự, các điều kiện kinh tế, xã hội... Bên cạnh đó, điều đặc biệt quan trọng là các cơ quan thi hành án, chấp hành viên phải được kiện toàn tổ chức, được quan tâm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đủ mạnh thực hiện việc thi hành án có hiệu quả.

Thứ ba, bảo đảm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân rõ ràng,

khách quan, đúng pháp luật và khả thi. Đây là điều kiện mang tính pháp lý để bảo đảm kết quả hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự nói chung và của cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên và chấp hành viên nói riêng. Nếu bản án, quyết định của Tồ án khơng đúng pháp luật, thiếu khách quan lại được đưa ra tổ chức thi hành trong thực tế đời sống sẽ gây ra phải ứng gay gắt của đương sự, của công luận trong xã hội và nghiêm trọng hơn gây mất lòng tin của nhân dân vào pháp luật, vào các cơ quan Toà án, Thi hành án. Bên cạnh đó bản án, quyết định của Tồ án xét xử khơng rõ ràng, thiếu tính khả thi dẫn đến việc cơ quan Thi hành án dân sự, chấp hành viên không thể tổ chức thi hành những phán quyết nhân danh nhà nước đó trong thực tế, làm mất đi tính hiệu lực của pháp luật. Như vậy, bản án, quyết định của Toà án là cơ sở đặc biệt quan trọng để cơ quan Thi hành án dân sự, chấp hành viên thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án của mình vì thế địi hỏi nó phải thực sự chất lượng, khách quan, đúng pháp luật, rõ ràng và khả thi.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w