Quy trình, các giai đoạn áp dụng pháp luật thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 26 - 32)

mang tính tổ chức, tính quyền lực của nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động của chủ thể áp dụng pháp luật trong cơ quan thi hành án dân sự nhằm thực hiện hóa các bản án, quyết định dân sự của Tịa án.

1.2.2. Quy trình, các giai đoạn áp dụng pháp luậtthi hành án dân sự thi hành án dân sự

Quy trình áp dụng pháp luật thi hành án dân sự có thể chia thành bốn giai đoạn sau đây:

* Giai đoạn thứ nhất, nghiên cứu, xem xét, phân tích kỹ nội dung bản án, quyết định của tồ án, quyền và nghĩa vụ các bên đương sự và nội dung trong đơn yêu cầu thi hành án cảu đương sự

Cơ quan thi hành án dân sự, có trách nhiệm tiếp nhận bản án, quyết định do Toà án chuyển giao; đơn yêu cầu thi hành án của đương sự; hồ sơ ủy thác thi hành án của cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác. Sau khi đã kiểm tra và xét thấy đã đủ điều kiện để nhận án, cơ quan thi hành án đân sự phải kịp thời vào ngay Sổ nhận bản án, quyết định của Toà án. Bởi thực tế có những cán bộ được giao nhiệm vụ đã khơng kịp thời vào sổ, do đó ảnh hưởng đến việc xác định thời hạn ra quyết định thi hành án. Đồng thời, khi nhận bản án, quyết định của Toà án chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự cần xem xét kỹ nội dung, phân loại nhằm đảm bảo việc xử lý đúng đắn đối với từng loại án, đúng thời hạn quy định, xác định được trường hợp nào cơ quan thi hành án phải chủ động ra quyết định thi hành án; phần bản án, quyết định nào thuộc trường hợp ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu. Và cũng trong giai đoạn này, tiến hành phân loại bản án, quyết định để xác định bản án, quyết định thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của mình hay của cơ quan thi hành án nơi khác.

Khi có đơn yêu cầu thi hành án của các tổ chức, cá nhân thì các cơ quan thi hành án trước tiên phải nghiên cứu, phân tích, xác định người được thi

hành án, người phải thi hành án, thời hiệu thi hành án. Việc phân tích, phân loại bản án, xác định vị trí pháp lý của đương sự cũng có giá trị trong việc sơ bộ xác định bản án, quyết định có cịn hiệu lực u cầu thi hành án hay không. Điều này cũng thuận lợi cho việc xử lý đối với yêu cầu thi hành án quá hạn của đương sự, nếu có. Bên cạnh đó, xem xét, phân tích kỹ nội dung bản án, quyết định giúp cơ quan thi hành án kịp thời phát hiện, yêu cầu toà án chuyển giao tang vật, tài liệu kèm theo bản án, quyết định; hay nếu cần thiết thì yêu cầu Tồ án giải thích rõ nội dung của bản án, quyết định trong các trường hợp bản án quyết định của Tồ án tun khơng rõ, hoặc nhầm lẫn, sai sót về mặt số liệu, ngày tháng…

Cũng trong giai đoạn này, cơ quan thi hành án dân sự còn phải kiểm tra, xem xét, đánh giá các hồ sơ quyết định ủy thác do cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác đến. Để thực hiện việc ủy thác thi hành án đúng pháp luật, ngoài việc cơ quan ủy thác phải tuân thủ về nguyên tắc, thủ tục ủy thác thì cơ quan thi hành án dân sự nhận được ủy thác có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung quyết định ủy thác thi hành án, các tài liệu kèm theo với quy định của pháp luật về ủy thác để xác định việc Cơ quan thi hành án ủy thác đã thực hiện đúng thủ tục ủy thác hay chưa. Nếu phát hiện có những sai sót trong việc ủy thác, cơ quan thi hành án nhận ủy thác có trách nhiệm yêu cầu cơ quan thi hành án đã ủy thác bổ sung cho đầy đủ hoặc để xử lý theo đúng quy định.

Khi tiến hành xem xét cần đảm bảo sự khách quan, công bằng đối với tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án.

Như vậy, giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cần phải:

- Xác định đặc trưng pháp lý của sự việc;

- Xác định chủ thể (cơ quan thi hành án) có thẩm quyền áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đối với trường hợp đó;

- Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết, hồn cảnh, điều kiện của sự việc;

- Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc. Các cơ quan thi hành án dân sự áp dụng pháp luật không chỉ phải quan tâm đến kết quả xem xét đánh giá việc đúng sự thật mà cả con đường dẫn đến kết quả đó cũng phải mang tính chân lý, đúng pháp luật.

Kết thúc giai đoạn một còn phải giải quyết vấn đề là có cần tiếp tục tiến hành áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đối với các trường hợp cụ thể đó nữa hay khơng? Nếu thấy khơng cần thì ra văn bản chấm dứt việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự (Thông báo từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án, Quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án,…), nếu thấy cần tiếp tục áp dụng và đủ căn cứ để áp dụng pháp luật thi hành án dân sự thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

* Giai đoạn thứ hai, ban hành quyết định về các biện pháp thi hành án dân sự

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình áp dụng pháp luật thi hành án dân sự. Ở giai đoạn này, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật được ấn định. Để tổ chức việc thi hành bản án hoặc quyết định được thi hành án theo thủ tục thi hành án dân sự, bước đầu tiên, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án thể hiện bằng hình thức văn bản theo mẫu của Bộ Tư pháp và phải được ban hành theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Quyết định thi hành án là một trong những căn cứ để thi hành án, do đó, khơng có quyết định thi hành án thì chấp hành viên chưa thụ lý việc thi hành án. Sau khi xem xét, đối chiếu các tình tiết, hồn cảnh, điều kiện của sự việc thấy phù hợp với quy định của pháp luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải ra quyết định thi hành án theo quy định tại

Điều 36 Luật thi hành án dân sự. Từ đó có thể hiểu, Quyết định thi hành án là văn bản do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định để thi hành một hoặc nhiều khoản của bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, làm căn cứ để chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức việc thi hành án, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia vào việc thi hành án.

Tiếp theo, trong quá trình đơn đốc giải quyết việc thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên phải ra rất nhiều văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, và không phải trường hợp nào cũng áp dụng cùng một loại văn bản giống như nhau. Việc ban hành văn bản, quyết định áp dụng pháp luật nào phải được cơ quan thi hành án và chấp hành viên lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp cần áp dụng cụ thể. Chẳng hạn trường hợp cần ra quyết định kê biên nhà ở của người phải thi hành án thì chấp hành viên khơng thể áp dụng như trường hợp khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án có tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật ln thể hiện rõ trình độ và tính sáng tạo của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, vì qua văn bản (thông báo, quyết định) áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, những tình tiết của vụ việc được đánh giá chính thức mang tính pháp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Bên cạnh đó, bằng văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, những quyền và nghĩa vụ hoặc trách nhiệm chung chứa đựng trong các quy phạm pháp luật được cá biệt hoá, cụ thể hoá đối với các bên đương sự nhất định.

Khi ra các văn bản (Quyết định, giấy báo tự nguyện thi hành án, thông báo…) giải quyết việc thi hành án, các cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên có thẩm quyền khơng thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư. Văn bản (quyết định) áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải phù hợp với lợi ích và mục đích của nhà nước đã đề ra trong các quy phạm hoặc

văn bản pháp luật. Do đó, văn bản (quyết định) áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cần phải được ban hành với những yêu cầu cơ bản sau:

- Hợp pháp, có nghĩa là nó phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự và thủ tục do pháp luật thi hành án dân sự quy định. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, chứa đựng tất cả các thông tin cần thiết như tên cơ quan thi hành án ban hành, số và ký hiệu văn bản, địa điểm, thời gian ban hành, chữ ký, con dấu hay quốc hiệu, quốc huy, căn cứ pháp lý, tên chủ thể bị áp dụng, nội dung sự việc…

- Có cơ sở pháp lý, nghĩa là, trong văn bản phải chỉ rõ là căn cứ vào quy định nào của của pháp luật (Văn bản pháp luật nào) cho thấy cơ quan thi hành án hay chấp hành viên có thẩm quyền áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trong trường hợp đó. Và cơ quan thi hành án hay chấp hành viên giải quyết trường hợp này là trên cơ sở quy định nào của pháp luật. Cơ sở pháp lý này chỉ rõ chi tiết tới mục, khoản, điều của văn bản pháp luật. Nếu văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự được ban hành trong trường hợp áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự lý giải kỹ lưỡng về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương tự đó, đồng thời phải ghi rõ đã áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào hoặc nguyên tắc, tư tưởng pháp luật nào.

- Có cơ sở thực tế, có nghĩa là, việc ban hành văn bản phải căn cứ vào những sự kiện, những nhu cầu, địi hỏi thực tế có thật (đáng tin cậy). Nếu ra văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự mà không căn cứ vào những cơ sở, kết quả xác minh thực tế đáng tin cậy hoặc khơng có thật thì sẽ có thể áp dụng pháp luật thi hành án nhầm, sai, hoặc khơng có tính thuyết phục.

- Phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế, nghĩa là, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự phải có khả năng thực hiện được trên thực tế. Sự phù hợp với các điều kiện thực tế, các điều kiện cụ thể về vật chất, kỹ thuật, tổ chức… là những bảo đảm cho văn bản áp dụng pháp luật thi

hành án dân sự được thực hiện trong thực tế. Nếu văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự khơng phù hợp với điều kiện thực tế thì nó sẽ khó được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tiễn hoặc được thi hành nhưng kém hiệu quả. Bên cạnh đó, văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự được ban hành phải bảo đảm tính tối ưu, có nghĩa là, phải có lợi nhất về các mặt kinh tế, chính trị, tinh thần và xã hội cho nhà nước, xã hội hoặc các chủ thể pháp luật.

* Giai đoạn thứ ba, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án đã ban hành Việc tổ chức thực hiện trên thực tế văn bản áp dụng pháp luật thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng và là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất của q trình áp dụng pháp luật thi hành án dân sự.

Căn cứ vào quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên tổ chức cho các bên đương sự thực hiện các nghĩa vụ và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ được thực hiện đúng nội dung bản án, quyết định của Tồ án, đúng trình tự quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi thực hiện các bên đương sự vẫn có quyền tự thoả thuận việc thi hành án trên cơ sở đúng quy định pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.

Ở giai đoạn này, cần tiến hành những hoạt động có tính chất tổ chức, kỹ thuật, nhằm bảo đảm về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn văn bản (quyết định) áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đã được ban hành và có hiệu lực thi hành. Chẳng hạn việc cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chuyển văn bản (quyết định) áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đến những cá nhân, tổ chức có liên quan; buộc cá nhân, tổ chức có liên quan trong thời hạn quy định của pháp luật (15 ngày theo Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008) phải tự nguyện thực hiện đúng những nội dung trong quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án, chấp hành viên cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản (quyết định) áp dụng pháp luật thi hành án dân sự. Đó là một trong những đảm bảo quan trọng để văn bản (quyết định) đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong

cuộc sống. Sau khi đã giao cho các bên đương sự các văn bản, quyết định áp

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w