- Sự hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự: Thi hành án dân sự là
hoạt động áp dụng pháp luật. Các quyết định áp dụng pháp luật được cơ quan thi hành án dân sự ban hành trong khi tổ chức thi hành án căn cứ vào các quy định pháp luật nên chất lượng và hiệu quả của các quyết định này phụ thuộc vào chính chất lượng của hệ thống pháp luật. Một hệ thống pháp luật cũng chỉ được coi là có chất lượng khi mà ln được hồn thiện. Hồn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự hay nói cách khác là đưa cuộc sống vào pháp luật thi hành án dân sự cho phù hợp, cho theo kịp những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra.
- Sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước: Thi hành án dân sự là sự thể hiện quyền lực nhà nước, bản án, quyết định Tòa án tuyên với tư cách nhân danh Nhà nước đã có hiệu lực pháp luật được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh của bộ máy nhà nước để bảo vệ trật tự pháp luật mà đại diện là cơ quan thi hành án dân sự.
- Chất lượng của các bản án dân sự và các phán quyết của Trọng tài kinh tế: Thi hành án là giai đoạn tiếp theo của hoạt động xét xử nhằm thực thi
các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn cho thấy, khi xét xử, việc Tịa án ban hành những bản án, quyết định cơng bằng, đúng pháp luật, đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng u cầu có tính quyết định là tính khả thi trên thực tế của những bản án, quyết định đó. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án và chấp hành viên. Trong đó yêu cầu bản án, quyết định phải rõ ràng, đúng pháp luật, khả thi là điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc thực thi đạt kết quả trong thực tế. Đã có những bản án, quyết định của Tồ án nhân dân có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên không thể thực hiện được bởi nó thiếu tính khả thi. Ví dụ như trong các vụ án ma túy, hình phạt bổ sung là tiền với giá trị lớn nhưng bản thân đương sự đang thụ hình, khơng có tài sản, khơng có nghề nghiệp, thu nhập để thi hành… .