Đặc điểm kinh tế xã hội của Hưng Yên

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 39 - 41)

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hưng Yên

Hưng Yên một thời từng là thương cảng lớn của Đàng ngoài, được mệnh danh "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Mảnh đất có bề dày lịch sử văn hiến và cách mạng, cịn lưu giữ lại hàng trăm di tích lịch sử văn hóa mang đậm bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc. Trải qua hơn 170 năm thành lập (gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương), được tái lập ngày 1/1/1997, hiện nay Hưngn có diện tích tự nhiên 92,309 km2 (diện tích đất nơng nghiệp 52.216,71 ha, đất phi nơng nghiệp 39.661,82 ha, đất chưa sử dụng 430.79 ha), dân số là 1.128.702 người với mật độ 1.223 người/km2. Những năm trước, tỷ lệ dân số làm nơng nghiệp ở Hưng n rất cao, ước tính 80-90%, thời gian gần đây tỷ lệ này thay đổi nhanh chóng do tốc độ phát triển của cơng nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn (tỷ lệ dân số làm nơng nghiệp năm 2008 ước tính cịn 50-55%, cơng nghiệp 37%, dịch vụ 13%). Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đơ Hà Nội 64 km về phía đơng nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đơng giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đơ Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên (7 phường, 5 xã) và 9 huyện: Ân Thi (1 thị trấn, 20 xã); Khoái Châu (1 thị trấn, 25 xã); Kim Động (1 thị trấn, 19 xã); Mỹ Hào (1 thị trấn, 12

xã); Phù Cừ (1 thị trấn, 13 xã); Tiên Lữ (1 thị trấn, 18 xã); Văn Giang (1 thị trấn, 10 xã); Văn Lâm (1 thị trấn, 10 xã); Yên Mỹ (1 thị trấn, 16 xã).

Với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có các tuyến đường giao thơng quốc gia quan trọng đi qua: đường 5A từ Hà Nội đến Hải Phòng (hiện nay đang tiếp tục mở đường 5B từ cầu Thanh Trì - Hà Nội đến cảnh Hải Phịng), đường 39A từ Phố Nối - thị xã Hưng Yên qua cầu Triều Dương đến Thái Bình, đường 38 qua cầu Yên Lệnh nối với quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Hải Phịng; đường thủy: sơng Hồng, sơng Luộc tạo cho Hưng Yên nhiều lợi thế để mở rộng giao lưu hợp tác và phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa tỉnh Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, những năm qua tỉnh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, tạo mơi trường đầu tư thơng thống và hấp dẫn. Năm 2004 đã thực hiện được 310 dự án đầu tư* 35, năm 2009 thu hút được 67 dự án (trong đó 55 dự

án trong nước, 12 dự án nước ngoài), với tổng số vốn đầu tư 3.920 tỷ đồng và

18 triệu USD, đưa tổng số lên 766 dự án (trong đó 593 dự án trong nước, 173

dự án nước ngoài), với tổng số vốn đăng ký 35,9 ngàn tỷ đồng và 1,27 tỷ

USD.*36. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng khoảng 12,01%, giá trị nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ ước đạt 9%- 13,9%- 13,9%, thu hút thêm 33 dự án với tổng vốn đăng ký 2.877 tỷ đồng và 30,4 triệu USD, đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn lên 813 dự án với số vốn đăng ký 44,1 ngàn tỷ đồng và 1,27 tỷ USD. Đã có thêm 25 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động lên 475 dự án, tạo việc làm thường xuyên cho trên 8 vạn lao động địa phương… Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế ln duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế. Khi tái lập tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 60%, nay công nghiệp - dịch vụ đã đạt gần 70% trong cơ cấu kinh tế. Năm 2009, mặc

dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng- dịch vụ ước đạt: 27,06% - 42,36% - 30,58. Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhiều khu cơng nghiệp, trong đó có các khu cơng nghiệp lớn, tập trung như Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp Thăng long, khu công nghiệp thành phố Hưng Yên, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Minh Quang, Khu công nghiệp Vĩnh Khúc…Theo Đề án điều chỉnh, quy hoạch các KCN Hưng Yên năm 2007 thì tổng diện tích đất sử dụng cho phát triển các khu công nghiệp là 1.550 ha, năm 2010 là 2.330ha. Sản phẩm công nghiệp của tỉnh chủ yếu là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Trên địa bàn tỉnh nhiều khu đô thị mới xây dựng: thành phố Hưng Yên, khu đô thị ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu việt kiều, khu đô thị Đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên) và các đô thị thuộc huyện (thị trấn thuộc huyện)…

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w