Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự, kịp thời ban hành, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 101 - 103)

ban hành, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật thi hành án dân sự

Việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan thi hành án là vấn đề mang tính chiến lược, nằm trong lộ trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Nhà nước ta, Vì vậy, cần hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi

mới tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự, chuẩn bịi kế hoạch tốt theo đúng tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự. Mặc dù Luật thi hành án dân sự năm 2008 ra đời, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thi hành án tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này còn thiếu, chưa đồng bộ; nên cịn thiếu cơ sở pháp lý chính thống đối với việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cho một số quan hệ pháp luật cụ thể. Những văn bản hướng dẫn thi hành luật này phải lấy mục tiêu bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo tồn bộ nội dung của nó; tạo ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan Thi hành án với cơ quan Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi hành án; đã quy định rõ và mở rộng hơn quyền hạn, trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên trong q trình thi hành án; xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự; kế thừa, phát triển pháp luật về thi hành án dân sự của chúng ta, đồng thời có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.

Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương nghiên cứu hồn chỉnh việc soạn thảo ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự 2008 như: Thông tư liên tịch quy định chế độ thi tuyển, bổ nhiệm chấp hành viên vào các nghạnh sơ cấp, trung cấp và cao cấp; Thông tư liên tịch về thủ tục miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt, truy nộp sung cơng; Thơng tư liên tịch hướng dẫn về phí thi hành án; Thơng tư về thống kê thi hành án, quy định về thu nộp, sử dụng chi phí xác minh thi hành

án theo đơn yêu cầu; quy chế phối hợp giữa trại giam, trại tạm giam và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thu, trả tài sản để tháo gỡ những vướng mắc trong khi tổ chức thi hành án, bảo đảm pháp luật về thi hành án dân sự được áp dụng một cách thống nhất.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thi hành án như: đăng ký tài sản, đăng ký tài sản thế chấp, gửi giữ tài sản, các quy định về giải quyết các tranh chấp kinh tế, phá sản doanh nghiệp... để tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án dân sự được tiến hành thuận lợi.

Sớm ban hành Đề án giải quyết việc thi hành án dân sự tồn đọng làm cơ sở pháp lý cho cơ quan thi hành án đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, làm giảm thiểu lượng việc thi hành án tồn đọng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w