Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự các cấp ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 106 - 113)

Để nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, ngày 11 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Việc hình thành Ban chỉ đạo cơng tác thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi cả nước là điều kiện thuận lợi lớn đối với hoạt động của cả hệ thống cơ quan thi hành án dân sự nói chung và của các cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên nói riêng. Cục thi hành án dân sự cần tranh thủ triệt để cơ chế tích cực này, chủ động báo cáo đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác thi hành án cùng cấp, cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự những vụ việc thi hành án lớn, có tính chất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.

Để Ban chỉ đạo công tác thi hành án hoạt động tốt, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án ở Hưng Yên cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo trong việc xây dựng Quy chế hoạt động, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Ban chỉ đạo. Cơ quan thi hành án cũng phải hết sức tranh thủ uy tín, vị trí của Ban chỉ đạo, nhất là của đồng chí trưởng ban, để có thể huy động lực lượng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan chức năng như cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án, Tư pháp và các ban ngành liên quan, cùng các tổ chức chính trị xã hội và các đồn thể quần chúng trong thi hành án dân sự, nhất là trong việc giải quyết những vụ việc lớn, khó khăn, phức tạp.

Các thành viên của Ban chỉ đạo công tác thi hành án các cấp cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với hoạt động của ban, tránh hoạt động hình thức, hoạt động theo kiểu định kỳ trong các dịp sơ kết, tổng kết thi hành án dân sự tại địa phương; tăng cường kiểm tra, chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự áp dụng đúng, chính xác các quy định của pháp luật thi hành án dân sự; tham mưu cho cấp ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo

phối hợp các ban ngành, đoàn thể tham gia việc thi hành án, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơng tác thi hành án dân sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thời gian qua, áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên còn có nhiều hạn chế làm cho cơng tác thi hành án dân sự chưa đáp ứng được sự mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, và vẫn đang là lĩnh vực gây nhiều bức xúc trong hoạt động tư pháp. Với yêu cầu hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, những giải pháp này phải gắn liền với mục tiêu, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp; với việc thường xuyên sửa đổi, bổ xung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và với việc nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên. Cụ thể là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định rõ thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp làm cơ sở để xây dựng các quy phạm pháp luật và mơ hình tổ chức, mơ hình quản lý thi hành án dân sự cho phù hợp với hoạt động tư pháp; xác định lại nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự; quy định cơ chế bảo đảm cho bản án, quyết định của Tịa án có tính khả thi, nâng cao trách nhiệm của Tịa án đối với bản án, quyết định của mình; xây dựng cơ chế quản lý tài sản, thu nhập của cá nhân; giảm bớt sự can thiệp không cần thiết vào hoạt động thi hành án dân sự; xây dựng đội ngũ chấp hành viên có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và có năng lực; áp dụng mơ hình thi hành án dân sự ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển… Có như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mới được bảo đảm, Nhà nước mới thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội, duy trì trật tự pháp luật của mình.

KẾT LUẬN

Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi tất cả các quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhưng nếu chỉ thơng qua các hình thức tn theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện bởi nhiều lý do có thể là các bên đương sự khơng muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự cần phải được cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tiến hành một cách kịp thời, đúng quy trình, thủ tục, sáng tạo trong phạm vi quy định của pháp luật.

Thi hành án dân sự là một công tác quan trọng trong hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ln đề vai trị pháp chế, pháp luật được đảm bảo thực hiện. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh công lý mà Tịa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tun. Thơng qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tịa án và của cơ quan có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, công dân và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm. Phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước sẽ chỉ là quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ làm vơ hiệu hóa tồn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, gây tổn hại đến trật tự, kỷ cương làm giảm sút lịng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, thi hành án dân sự có vai trị rất lớn trong việc góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, bên cạnh những

thành tựu đã đạt được thì hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự chưa thật sự đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra bởi việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự còn thiếu chặt chẽ, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế sai sót.

Số lượng án tồn đọng đã dần được tháo gỡ, tỷ lệ án tồn đọng được giảm đáng kể so với thời gian trước, song vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để thực thi một cách triệt để, nhiều cơ quan Nhà nước và cá nhân không chấp hành bản án, khơng tự nguyện thi hành án, thậm chí cịn có sự can thiệp khơng đúng pháp luật vào việc thi hành án. Nhìn lại thực tế qua gần 20 năm chuyển giao cơng tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ thì cơ chế quản lý, tổ chức, thủ tục thi hành án đã và đang tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm trước. Nhưng những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự vẫn còn tồn tại ở mức độ khác nhau và đang tác động trực tiếp, gián tiếp vào hoạt động thi hành án dân sự.

Luật Thi hành án dân sự 2008 ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển pháp luật thi hành án dân sự. Với những đổi mới, bổ sung so với Pháp lệnh 2004, Luật thi hành án dân sự 2008 đã đưa ra được nhiều giải pháp kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án, quy định chặt chẽ các thủ tục thi hành, khắc phục tình trạng án tồn đọng… Tuy nhiên, để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành án dân sự thì chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa cơ chế áp dụng pháp luật thi hành án dân sự. Luật Thi hành án dân sự 2008 là bước khởi đầu, tạo tiền đề cho cả quá trình xây dựng pháp luật thi hành án dân sự. Vì vậy, vấn đề áp dụng pháp luật thi hành án dân sự đang đặt ra một cách cấp bách nhằm hiện thực hoá những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định mới của Luật thi hành án dân sự vào thực tiễn đời sống xã hội. Để thực hiện điều đó, trước hết phải hoàn thiện, nâng cao đội ngũ chấp hành viên, những người trực tiếp được Nhà nước trao quyền thực thi pháp luật. Đội ngũ chấp hành viên phải được bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và liên

tục với những tiêu chí: nắm vững pháp luật; thành thạo về chun mơn nghiệp vụ; có sức khoẻ tốt, can đảm, dám bảo vệ cơng lý, lẽ phải; tận tụy vì cơng việc; có đạo đức trong sáng; linh hoạt sáng tạo (trong khuôn khổ pháp luật quy định), kịp thời cập nhật và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn thi hành nhiệm vụ.

Việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự (đặc biệt là các chế định về tổ chức và thủ tục thi hành án dân sự) không chỉ nhằm tăng cường hiệu lực cưỡng chế thi hành án mang tính quyền lực Nhà nước mà cịn khuyến khích sự tự nguyện, tự thỏa thuận, nâng cao ý thức trách nhiệm và chủ động thi hành án của đương sự, từng bước tiến tới cơ chế thi hành án dân sự chủ yếu theo đơn yêu cầu của đương sự, và chuyển dần theo hướng xã hội hóa thi hành án dân sự. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có sự tham khảo một cách nghiêm túc,có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi, trên cơ sở đó vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp vào thực tiễn Việt Nam và của tỉnh Hưng n. Đó cũng là một địi hỏi khách quan xuất phát từ nhu cầu mở rộng giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w