của cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên
Áp dụng pháp luật thi hành án dân sự có những nội dung đặc trưng, yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên phải thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, và chuẩn xác. Những nội dung đó là các trình tự thủ tục cụ thể từ các giai đoạn tiếp nhận, thụ lý hồ sơ; ra quyết định thi hành án; và tổ chức thi hành án.
- Tiếp nhận hồ sơ thi hành án: Cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc tiếp nhận và xử lý bản án, quyết định của Toà án, do Toà án chuyển giao cho cơ quan thi hành án; tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, tiếp nhận và xử lý quyết định ủy thác thi hành án do cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác đến. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án được quy định tại Điều 28 Luật thi hành án dân sự 2008. Khi nhận bản án, quyết
định do Toà án chuyển giao, cơ quan thi hành án phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án quyết định phải ghi rõ số thứ tự, thời điểm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên của Toà án đã ra bản án quyết định; họ tên địa chỉ đương sự và các tài liệu khác có liên quan. Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên. Trong trường hợp cơ quan thi hành án nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan thi hành án dân sự phải thơng báo bằng văn bản cho Tồ án đã chuyển giao biết. Nếu những quy trình áp dụng pháp luật ban đầu này không được nghiêm chỉnh thực hiện sẽ dẫn tới việc các bản án, quyết định của Tồ án chuyển đến khơng được cơ quan thi hành án kiểm tra, xử lý kịp thời để ra quyết định thi hành án đúng thời hạn để được tổ chức thi hành theo đúng quy định. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trong những giai đoạn tiếp theo, dẫn tới hậu quả các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có thể bị bỏ lọt, khơng được tổ chức thi hành, làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức kinh tế, xã hội và của công dân.
Hiện nay, tất cả các cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên đều có bộ phận thụ lý, chuyên trách thực hiện việc nhận bản án, quyết định, đơn yêu cầu thi hành án, hồ sơ ủy thác thi hành án. Tất cả hoạt động tiếp nhận đều được thực hiện nghiêm túc trên hệ thống sổ giao nhận bản án, quyết định, sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và sổ nhận ủy thác thi hành án. Việc áp dụng đúng quy trình, quy định ở giai đoạn này cũng là một trong những nội dung chính trong các chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất đối với cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với những trường hợp bản án, quyết định, đơn yêu cầu thi hành án, hồ sơ ủy thác thi hành án không đủ điều kiện để tiếp nhận, cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên đều có giải thích, hay có trả lời cụ thể bằng văn bản. Như vậy, ngay ở giai đoạn ban đầu cũng địi hỏi cán bộ thụ lý phải có đủ trình
độ để nghiên cứu, xem xét nhằm đảm bảo việc tiếp nhận đúng pháp luật, phân loại việc, kiểm tra đủ điều kiện thụ lý, giúp thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án chuẩn xác, đúng pháp luật, đúng thời hạn làm cơ sở để tổ chức thực thi sau này. Nếu áp dụng không đúng sẽ dẫn tới việc ra quyết định khơng chuẩn xác, thậm trí cịn dẫn đến những vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án tiếp theo.
- Ban hành quyết định thi hành án và các quyết định về các biện pháp
thi hành án dân sự: Quyết định thi hành án là văn bản do Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự ban hành theo hai loại là: Quyết định thi hành án trong trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008 và Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008. Quyết định thi hành án là căn cứ quan trọng để chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức thực hiện việc thi hành án. Khi áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ yếu có thẩm quyền ra các loại quyết định thi hành án như: Quyết định thi hành án; quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án; quyết định ủy thác thi hành án; hỗn thi hành án; tạm đình chỉ thi hành án; đình chỉ thi hành án; quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án; quyết định tiếp tục thi hành án; quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản…
Bên cạnh đó, chấp hành viên chủ yếu ra các loại thơng báo về thi hành án, các quyết định cưỡng chế thi hành án như: quyết định kê biên nhà ở, tài sản, quyền sử dụng đất; quyết định phong toả tài khoản; quyết định giải toả kê biên tài sản; quyết định giải tỏa phong tỏa tài khoản …
Hiện nay, cơ bản các cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên đều thực hiện việc ban hành quyết định thi hành án đúng mẫu quy định của Bộ Tư pháp về cả hình thức, lẫn nội dung, và đảm bảo về thời gian ban hành.
Tuy nhiên, vẫn còn một số Chi cục thi hành án dân sự có tình trạng ra quyết định thi hành án chưa kịp thời, chưa đúng với thời gian pháp luật quy
định, hình thức văn bản cịn cẩu thả, nội dung quyết định còn thiếu các khoản thi hành; mà chủ yếu thường thiếu khoản lãi chậm thi hành án được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hành nhà nước ban hành từ thời điểm bản án, quyết định của Tồ án có hiệu lực pháp luật (trường hợp thi hành án chủ động) hoặc tính từ khi bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu) cho tới khi thực hiện xong. Quyết định thi hành án ra thiếu khoản phải thi hành, nhầm lẫn, sai khoản thi hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến q trình đơn đốc thi hành án của chấp hành viên, dẫn tới việc áp dụng pháp luật thi hành án sai làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước, và quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Bên cạnh đó, vẫn cịn có nơi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự còn tỏ ra lúng túng khi ra quyết định thi hành án đối với những bản án, quyết định của Tồ án nhân dân có quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ liên đới của các đương sự.
Những năm gần đây, đội ngũ chấp hành viên trong toàn tỉnh vẫn tiếp tục được bổ sung, kiện tồn, trình độ nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt được thể hiện ở kết quả giải quyết thi hành án về việc và về giá trị tiền - tài sản tăng lên, tỷ lệ án tồn đọng được giảm đáng kể. Trong quá trình thi hành án, cơ bản các chấp hành viên đã áp dụng đúng các quy định pháp luật khi ra các văn bản, quyết định. Song có lúc, có nơi vẫn cịn hiện tượng chấp hành viên ban hành các văn bản, quyết định khơng đúng về hình thức, khơng chuẩn về nội dung. Thực tiễn cho thấy những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc chấp hành viên ra văn bản, quyết định còn nhầm lẫn căn cứ điều luật, nội dung khơng chuẩn xác, khơng đúng về hình thức văn bản, thậm trí vi phạm pháp luật là do chấp hành viên khơng đủ năng lực trình độ chun mơn, thiếu tinh thần khách quan, thiếu trách nhiệm trong công việc, làm chưa tốt công tác xác minh. Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án, xác minh địa chỉ của đương sự, chủ sở hữu tài sản… còn diễn ra đại khái, qua loa, thiếu trách nhiệm chưa đúng với bản chất sự việc; thậm trí có chấp hành viên cịn khơng đến thực tế địa bàn
để xác minh, chỉ làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân, thông qua sự cung cấp thông tin của cán bộ địa phương; hoặc chỉ giao cho cán bộ cơ quan thi hành án tiến hành xác minh mà không thẩm tra lại kết quả. Như vậy, biên bản xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ quan trọng để chấp hành viên ban hành quyết định áp dụng các biện pháp thi hành trong thực thi nhiệm vụ. Có những trường hợp chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế khi chưa có đầy đủ căn cứ áp dụng, chưa làm hết các thủ tục pháp luật thi hành án dân sự quy định.
- Thực hiện các quyết định thi hành án đã ban hành: Cục thi hành án
dân sự tỉnh Hưng Yên đặc biệt quan tâm chú trọng đến giai đoạn này vì đây là bước quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự. Lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự Hưng Yên luôn kiểm tra, giám sát sát sao việc thực hiện các quyết định thi hành án đã được ban hành. Về cơ bản, các chấp hành viên thực hiện đúng, chính xác và đầy đủ nội dung quyết định thi hành án, làm đầy đủ các bước thông báo quyết định cho các bên đương sự và những bên có liên quan, mời đầy đủ thành phần hội đồng tham dự theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Tuy vậy, thực tế khi tổ chức thi hành các quyết định đối với những việc liên quan đến đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại; hay xử lý, kê biên để thi hành án đối với các các tài sản thuộc sở hữu chung; thu tiền từ hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba chiếm giữ, kê biên hoa lợi, cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng theo bản án, quyết định… Chất lượng thực hiện của chấp hành viên còn chưa tốt, chưa thống nhất do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Công tác tổ chức thi hành các quyết định thi hành án đã ban hành là giai đoạn phức tạp, gian truân và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Vì thế càng địi hỏi chấp hành viên phải được đào tạo chính quy, có trình độ chun mơn tốt, có hiểu biết sâu, rộng về
nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lập trường vững vàng trước những khó khăn thách thức của cơng việc.
Như vậy, một quyết định thi hành án được chấp hành viên lựa chọn đúng về biện pháp, ban hành chuẩn về hình thức, đúng về nội dung nhưng khi tổ chức thực hiện vẫn đòi hỏi phải tuân thủ đúng, đủ các bước thông báo, ấn định thời gian địa điểm thực hiện cho các bên đương sự và bên liên quan… Bên cạnh đó cịn phải đảm bảo mời đủ các thành phần hội đồng tham dự theo luật định như cơ quan hữu quan; các cơ quan chun mơn; chính quyền địa phương nơi tổ chức thi hành, lực lượng công an với chức năng bảo vệ hội đồng; và đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với vai trò giám sát cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, và các bên liên quan trong việc tổ chức, thi hành các bản án, quyết định của Toà án nhân dân.
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự: Là một trong những biện pháp nâng cao nghiệp vụ thi hành án nên Cục thi
hành án dân sự tỉnh thường xuyên quan tâm, chú trọng tới công tác này. Ngay từ khi bước vào đầu năm công tác, Cục thi hành án dân sự tỉnh đã lên lịch thành lập các tổ cơng tác để kiểm tra tồn diện lần lượt các Chi cục thi hành án dân sự trong toàn tỉnh. Yêu cầu các Chi cục trưởng Chi cục thi hành án cấp huyện báo cáo kết quả công tác những tháng đầu năm và kế hoạch công tác những tháng cuối năm; yêu cầu chấp hành viên báo cáo kết quả rà soát phân loại hồ sơ thi hành án cịn phải thi hành. Qua đó, giải đáp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời cho ý kiến chỉ đạo để các đơn vị thi hành dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng, những vụ án khó khăn phức tạp, giá trị phải thi hành lớn. Cục thi hành án dân sự tỉnh đặc biệt quan tâm tới hồ sơ thi hành án tồn đọng, lãnh đạo cục đã thành lập tổ kiểm tra hồ sơ thi hành án tồn đọng của các chấp hành viên Cục thi hành án dân sự thành phố, huyện; có kết luận bằng văn bản, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong q trình áp dụng pháp luật thi hành án dân sự của chấp hành viên để khắc phục và rút kinh nghiệm kịp thời.
Thông qua kiểm tra phát hiện và yêu cầu các đơn vị được kiểm tra khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong q trình áp dụng pháp luật thi hành án dân sự ở tất cả các giai đoạn từ tiếp nhận bản án, quyết định của Toà án, nhận đơn yêu cầu thi hành án, nhận hồ sơ ủy thác thi hành án, thụ lý ra quyết định thi hành án đến tổ chức thi hành quyết định thi hành án đã được ban hành….; đồng thời để thủ trưởng cơ quan thi hành án phân công, phân nhiệm hợp lý từng bộ phận trong đơn vị, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong tác nghiệp của chấp hành viên, và cán bộ thi hành án.