năng lực hoạt động của đội ngũ lãnh đạo, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự
Để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án và chấp hành viên, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, phải xây dựng được cơ chế quản lý, tổ chức, bộ máy hợp lý, xác định rõ trách nhiệm quản lý một cách toàn diện, tập trung, thống nhất hoạt động thi hành án từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với nhận xét đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ, bố trí, sử dụng cán bộ. Đồng thời, tăng cường vai trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ để cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành nhiệm vụ.
Tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án dân sự cần được hồn thiện theo hướng đảm bảo tính độc lập trong hoạt động, nâng cao vai trò của cơ quan thi hành án, bảo đảm tương xứng với vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương như Tịa án, Viện kiểm sát, Cơng an.
Hệ thống cơ quan thi hành án phải được tổ chức, xếp nghạch ở ba cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện) và ở cấp Trung ương cũng phải có chức danh chấp hành viên để tổ chức thi hành những án khó khăn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, có yếu tố nước ngồi. Đồng thời, để khắc phục tình trạng khối lượng thi hành án quá tải như hiện nay, trong thời gian tới, cần phải tiếp tục bổ sung thêm biên chế cho các cơ quan thi hành án dân sự ở Hưng Yên tương ứng với số lượng biên chế của ngành Tịa án và Kiểm sát cùng cấp. Bên cạnh đó, phải thường xun rà sốt, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ chấp hành viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác thi hành án, bảo đảm các chấp hành viên trước khi bổ nhiệm phải qua đào tạo nghề. Kết hợp đào tạo nghề với việc đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa đối với đội ngũ chấp hành viên, trong đó xác định rõ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Sớm ban hành chế độ chính sách đãi ngộ đối với chấp hành viên và cán bộ thi hành án cho phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thi hành án, tăng cường ý thức tổ chức, kỷ luật của chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ thi hành án. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý thi hành án, theo qui định của pháp luật, kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai phạm trong cơng tác thi hành án nói chung và trong việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm về nghiệp vụ, về công tác quản lý, các tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Kết hợp kiểm tra việc áp dụng pháp luật thi hành án dân sự với kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, mở rộng sự giám sát của quần chúng để hạn
chế đến mức thấp nhất những tiêu cực, sai phạm trong hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự.
Đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan thi hành án dân sự, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cần thiết, đặc biệt là nâng cấp xây dựng trụ sở, hệ thống kho tang vật cho các cơ quan thi hành án theo đúng tiêu chuẩn bảo quản tang tài vật. Từng bước nghiên cứu và triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành án cấp huyện và cơ quan quản lý thi hành án dân sự ở tỉnh Hưng Yên.