Vài nét về tình hình tội phạm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 40 - 46)

Những năm qua, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức: kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; lạm phát giá cả những mặt hàng thiết yếu và mặt bằng lãi suất tăng cao tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh; tình hình “tín dụng đen” đổ vỡ hàng loạt; đời sống của người thu nhập thấp gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường,… Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội nên đã từng bước kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội; an ninh chính trị tiếp tục ổn định, quốc phòng được tăng cường, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, cơng tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm đã đạt được những kết quả tích cực. Những năm qua, các đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự của VKSNDTC đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự và đã đạt hiệu quả tích cực trong đấu tranh trấn áp tội phạm góp phần quan trọng trong cơng tác bảo đảm an ninh, chính trị, ổn định trật tự an tồn xã hội, xây dựng mơi trường lành mạnh để kinh tế - xã hội phát triển. Tuy số tội phạm được phát hiện và xử lý nhiều, song hoạt động

của các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng khách quan, vừa tích cực, kịp thời, triệt để trong đấu tranh trấn áp tội phạm vừa tôn trọng các quy định của pháp luật về tố tụng, tơn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hầu hết các vụ án do VKS truy tố đều đảm bảo có căn cứ và đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các oan, sai trong tố tụng hình sự. Mặc dù vụ án thụ lý giải quyết có số lượng lớn, tính chất tội phạm phức tạp, áp lực cơng việc và dư luận xã hội đòi hỏi cao song các cơ quan tiến hành tố tụng đã chấp hành nghiêm túc các quy định về thời hạn tố tụng, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn... khắc phục cơ bản các vi phạm trong hoạt động tố tụng. Các chỉ tiêu về giải quyết án thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát đạt yêu cầu, quá trình giải quyết án của các đơn vị nghiệp vụ VKSNDTC trong năm năm qua khơng có trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam oan sai hoặc q hạn; khơng có trường hợp nào phải đình chỉ điều tra do khơng phạm tội hoặc Tồ án tun khơng phạm tội.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng; tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng; đối tượng phạm tội đa dạng; tội phạm có tổ chức, băng nhóm kiểu “xã hội đen”, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành cơng vụ, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tội phạm có yếu tố nước ngồi, tội phạm xuyên quốc gia…xảy ra nhiều, với hình thức thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, đáng lưu ý là tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Tội phạm về an ninh diễn biến phức tạp, chủ yếu về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Các thế lực thù địch và tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “tự do ngôn luận” để kích động, lơi kéo các phần tử tiêu cực, bất mãn trong nước tham gia vào các tổ chức phản động, sử dụng mạng Internet tán phát thông tin xuyên tạc đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung chủ yếu tại một số địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị và một số thành phố lớn. Điển hình, tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một số phần tử xấu dùng các luận điệu lừa bịp để tuyên truyền, lơi kéo, cưỡng bức hàng nghìn người H’.Mơng kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, địi chia đất thành lập “Vương quốc Mơng”, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Các thế lực ở nước ngoài đã lợi dụng vụ việc để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người dân tộc thiểu số.

Tội phạm về xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, chức vụ diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có hàng chục bị can, xảy ra trên phạm vi rộng, hàng trăm người bị hại với số tiền thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng… Điển hỡnh là vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Trưởng phũng giao dịch, Ngõn hàng Cụng thương Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh làm giả con dấu, chữ ký của Ngõn hàng, múc nối với cỏn bộ một số ngõn hàng khỏc, cỏc doanh nghiệp và đối tượng ngồi xó hội để huy động vốn, lừa đảo chiếm đoạt trên 4.039 tỷ đồng của 4 ngõn hàng và 33 tổ chức, cỏ nhõn. Thực chất đây là vụ vỡ nợ “tín dụng đen” dạng mới mà nạn nhân là 4 ngân hàng và 33 tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Những năm qua, tình hình “vỡ nợ tín dụng đen” diễn biến phức tạp; theo thống kê chưa đầy đủ của Cơ quan Cơng an, năm 2011 đó phỏt hiện hơn 60 vụ; tập trung nhiều ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Có thể nhận định đa số các vụ phạm tội lừa đảo bị phát hiện khởi tố gần đây đều liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Các vụ vỡ nợ diễn ra theo “kịch bản” khá giống nhau là đánh vào lũng tham của người cho vay vỡ được hứa trả lói suất cao; gom tiền ồ ạt, lấy tiền của người sau trả cho người trước, khi đó gom được số tiền lớn rồi bỏ trốn. Tỡnh trạng vỡ nợ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ thiệt hại; trước đây chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, nay đó lan rộng xuống cỏc vựng nụng thụn,

vựng sõu, vựng xa. Điển hỡnh như vụ vỡ nợ 400 tỷ đồng tại DNTN Quang Quyên ở Đan Phượng - Hà Nội, trong đó có 40 tỷ đồng vay của Ngân hàng NN&PTNT; vụ vợ chồng Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Chí Việt ở khu 1, Suối Hoa, Bắc Ninh vỡ nợ 500 tỷ đồng; vụ vỡ nợ 500 tỷ đồng của Vũ Thị Hồng Hoa tại quận 10, TP Hồ Chí Minh…

Vụ Phạm Thị Bích Lương, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, xảy ra tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội. Theo kết quả điều tra cho đến nay, Cơng ty Liên danh Lifepro cịn nợ của Ngân hàng này 2.219, 07 tỷ đồng khơng có tài sản bảo đảm, khơng có khả năng thu hồi.

Tình hình tội phạm sử dụng cơng nghệ cao để phạm tội diễn biến có chiều hướng phức tạp, điển hình như vụ Cơng ty DHT Đông Nam Á và Công ty cổ phần thương mại và du lịch Thượng Hải có hành vi lừa đảo thơng qua hình thức kinh doanh đa cấp trên Internet để lừa đảo qua mạng chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng. Tại Thanh Hóa, Cơng ty đào tạo mua bán trực tuyến (MB24) chi nhánh Thanh Hóa do Nguyễn Văn Huy ở Hải Châu, Tĩnh Gia, Thanh Hóa là Giám đốc và Lê Ngọc Chung là Phó Giám đốc đã có hành vi lợi dụng mạng Internet lôi kéo khoảng 5000 người tham gia mua bán 8.274 gian hàng điện tử, thông qua đó chiếm đoạt hơn 43 tỷ đồng.

Về tính chất của tội phạm về trật tự an tồn xã hội thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao. Tội phạm có tổ chức hoạt động theo băng, nhóm kiểu “xã hội đen”, sử dụng vũ khí nguy hiểm vẫn diễn biến phức tạp; một số loại tội tiếp tục có chiều hướng gia tăng, tính chất hậu quả ngày càng nghiêm trọng như: tội phạm giết người, mua bán người; gây rối trật tự công cộng, đặc biệt là hành vi chống người thi hành cơng vụ…điển hình, năm 2011 một số đối tượng ở xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tụ tập gây rối, đập

phá tài sản của Trường bắn quốc gia, làm thiệt hại hơn 4 tỷ đồng và gây thương tích cho một số cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ…

Tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ diễn biến phức tạp: Điển hình rạng sáng 29/4/2011, trên đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), xuất phát từ việc đòi nợ (số tiền 10 triệu đồng), một nhóm thanh niên đập vỡ cửa kính xe taxi, nổ súng bắn chết chị Nguyễn Thị Liên (20 tuổi, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai); tài xế taxi bị trọng thương. Vụ trọng án xảy ra vào rạng sáng ngày 24/8/2011, Lê Văn Luyện đã có hành vi cướp của, giết 03 người, bị thương 01 người tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, Bắc Giang) gây xôn xao, phẫn nộ dư luận.

Loại tội phạm bắt giữ người trái pháp luật, có chiều hướng gia tăng, do hiện nay, người dân đang có xu hướng sử dụng "xã hội đen" đi địi nợ th; điển hình: Ngày 24/5/2011, công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng gồm Khuất Duy Hùng; Trần Văn Lực, Vũ Văn Bắc và Nguyễn Văn Thực đều trú ở Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội về hành vi ngày 14/5/2011 bắt giữ anh Lưu Trọng Ly tại nhà nghỉ Sơn Tây để đòi nợ thuê (số tiền 50 triệu đồng) cho vợ chồng Nguyễn Thị Vĩnh Hoa (Nguyễn Trãi, Hà Đông).

Tội phạm về trật tự an toàn giao thơng vẫn tiếp tục gia tăng, điển hình như vụ tai nạn đường bộ xảy ra tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận làm 10 người chết, 23 người bị thương; vụ tai nạn đường sắt tại Thường Tín, Hà Nội làm 09 người chết, 10 người bị thương; vụ đắm tàu Dìn Ký tại Bình Dương làm 15 người chết, 01 người mất tích

Tội phạm về ma tuý vẫn có xu hướng gia tăng theo mỗi năm, tính chất ngày càng phức tạp, hoạt động xuyên quốc gia, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngoài nước; xảy ra nhiều tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc và Tây Nam bộ, bằng cả đường bộ, đường không và đường biển; đối tượng phạm tội rất liều lĩnh, xảy ra nhiều vụ

đối tượng sử dụng súng quân dụng và vũ khí nguy hiểm khác chống trả quyết liệt khi bị truy bắt. Cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma túy với số lượng rất lớn. Điển hình, năm 2011 vụ Đồn Văn Bộ và Đỗ Văn Hoan ở Bắc Giang mua bán trái phép 48 bánh hêrôin; đặc biệt là vụ Tráng A Chư ở Sơn La vận chuyển trái phép 50 bánh hêrôin, khi bị phát hiện Tráng A Chư đã điều khiển xe ô tô của mình đâm thẳng vào xe của lực lượng truy bắt làm một cán bộ Công an hy sinh…

Về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tính chất tội phạm vẫn phức tạp. Do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, vật chất, một số cán bộ cơ quan tư pháp đã sa ngã, biến chất, bản lĩnh không vững vàng, bị thủ đoạn tinh vi của kẻ phạm tội lợi dụng để phục vụ cho hoạt động tội phạm; do áp lực của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, trách nhiệm của cán bộ tư pháp trong việc để oan sai dẫn đến tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp vẫn xảy ra. Điển hình là vụ thiếu trách nhiệm để phạm nhân trốn khỏi nơi giam, sau khi bỏ trốn phạm nhân tiếp tục phạm tội giết người xảy ra tại Trại giam Hồng Tiến, Hải Dương thuộc Bộ Cơng an.

Theo số liệu của Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thơng tin VKSNDTC thì trong 5 năm qua số vụ án được phát hiện và khởi tố điều tra như sau:

Bảng 2.1: Số vụ án đã khởi tố điều tra của tồn ngành KSND

Năm Nhóm tội Khởi tố vụ án An ninh nhũngTham Kinh tế, sở hữu, chức vụ Ma túy Trật tự xã hội Xâm phạm hoạt động tư pháp 2007 64.709 40 435 31.060 9.233 23.747 194 2008 69.370 28 282 34.613 10.896 23.354 196 2009 66.314 11 289 31.043 11.366 23.204 203 2010 62.462 18 228 27.383 11.983 22.661 189 2011 69.680 27 225 31.082 14.513 23.833 155

Tổng 332.535 124 1.459 155.181 57.991 116.799 937

Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin VKSNDTC.

Qua các số liệu trên, đã cho thấy thời gian gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, năm 2011, tội phạm khởi tố tăng 12,3% so với năm 2010, trong đó, tăng nhiều là tội phạm về kinh tế, sở hữu, chức vụ: tăng 3.699 vụ (14,5%); tội phạm về trật tự an toàn xã hội tăng 1.172 vụ (5,17%); tội phạm về ma túy tăng 2530 vụ (21,11%). Riêng tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp giảm 17,9%.

Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp nêu trên có các nguyên nhân chủ yếu do các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình” với thủ đoạn tinh vi, thâm độc; thể chế pháp luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hồn thiện; cơng tác quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội, quản lý cán bộ cịn thiếu sót, sơ hở. Cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, các tranh chấp kinh tế, dân sự, kinh doanh thương mại…; tranh chấp có yếu tố nước ngồi; khiếu kiện liên quan đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước, như: đền bù thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… tiếp tục tăng về số vụ, phức tạp về tính chất và nếu khơng được giải quyết kịp thời, triệt để sẽ là nguồn lớn có thể dẫn đến các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w