nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
Theo Nghị quyết số 356/2003/NQ-NBTVQH11 ngày 25/2/2003 và Nghị quyết số 1046/2006/NQ-NBTVQH11 ngày 30/9/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì hiện nay, ở VKSNDTC có 5 đơn vị được giao nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự, cụ thể là:
Một là, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về an ninh quốc gia (Vụ 2) THQCT & KSĐT án an ninh quốc gia, quy định tại các
Chương XI, XXIV BLHS, về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh, do cơ quan An ninh điều tra (A92), Bộ Công an điều tra, như tội phản bội tổ quốc, tội gián điệp…; số lượng biên chế năm 2011 là 20 cán bộ, cơng chức, trong đó có 9 KSV cao cấp, cịn lại là KSV trung cấp, kiểm tra viên và cán bộ.
Hai là, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về tham nhũng (Vụ 1B) THQCT & KSĐT án về tham nhũng, được quy định tại mục
A, Chương XX BLHS, do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an điều tra, như các tội tham ô, nhận hối lộ...; số lượng biên chế năm 2011 có 21 cán bộ, cơng chức, trong đó có 9 KSV cao cấp, cịn lại là KSV trung cấp, kiểm tra viên và cán bộ.
Ba là, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về kinh tế, chức vụ (Vụ 1) THQCT & KSĐT án về kinh tế chức vụ, được quy định tại Chương XIV, XVI, XVII và mục B Chương XXI BLHS quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, như: Tội buôn lậu, Tội lập quỹ trái phép..., các tội xâm phạm về môi trường; Vụ 1 có trách nhiệm kiểm sát hoạt động điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ (C46), Bộ Công an; số lượng biên chế năm 2011 là 25 cán bộ, cơng chức, trong đó có 11 KSV cao cấp, còn lại là KSV trung cấp, kiểm tra viên và cán bộ.
Bốn là, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về trật tự xã hội (Vụ 1A) THQCT & KSĐT các vụ án về trật tự xã hội, được quy định
tại Chương XII, XIII, XV, XIX và XX BLHS, về các tội xâm phạm trật tự xã hội thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45), Bộ Công an như: tội giết người, cướp tài sản. Theo Quyết định số 04/QĐ-VKSTC-C6 ngày 14/01/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao thì Vụ 1A có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT, VKSND tối cao (Cục 6), bất kể điều tra tội phạm thuộc Chương nào của BLHS, như: tội bức cung,
nhục hình....; số lượng biên chế năm 2011 là 31 cán bộ, cơng chức, trong đó có 11 KSV cao cấp, cịn lại là KSV trung cấp, kiểm tra viên và cán bộ.
Năm là, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về ma túy
(Vụ 1C), THQCT & KSĐT án về ma túy, được quy định tại Chương XVIII BLHS, do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47), Bộ Công an điều tra, như: tội mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy...; số lượng biên chế năm 2011 là 24 cán bộ, cơng chức, trong đó có 7 KSV cao cấp, còn lại là KSV trung cấp, kiểm tra viên và cán bộ.
Các đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự, ngồi nhiệm vụ giúp Viện trưởng VKSNDTC tổ chức thực hiện nhiệm vụ THQCT kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (theo từng nhóm tội phạm được phân cơng cho từng đơn vị, như nhóm tội phạm về kinh tế - chức vụ; tội phạm về tham nhũng…) do các CQĐT thuộc Bộ Công an, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện như đã nêu trên, còn tham mưu giúp Viện trưởng VKSNDTC theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ THQCT, KSĐT, Kiểm sát xét xử sơ thẩm của VKSND địa phương về các loại án hình sự thuộc các nhóm tội phạm mà các Vụ được phân cơng; Phát hiện, tổng hợp vi phạm của CQĐT, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan tổ chức khác để tham mưu với Viện trưởng VKSNDTC ban hành các kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan về các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng VKSNDTC giao.
Những năm qua, ngành KSND đã tích cực hoàn thiện về tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ; đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của Ngành nhằm đáp ứng nhu cầu về cán bộ để thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành KSND, thường xuyên rà sốt lại đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về
chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn, trình độ ngoại ngữ và tin học, đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp vừa đáp ứng được hội nhập quốc tế. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Trong phần tiếp theo, học viên sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và hạn chế áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC từ năm 2007 – 2011. Từ đó, đề ra nhóm các giải pháp chung và nhóm các các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục sai sót, hạn chế; góp phần đưa cơng tác KSĐT các vụ án hình sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cải cách tư pháp.