Kiểm sát việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 110 - 112)

- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

3.2.2.4. Kiểm sát việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được thực hiện bằng quyết định để điều tra bổ sung của VKS hoặc của Tòa án. Trong trường hợp VKS hoặc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định ghi trong BLTTHS năm 2003. Việc kiểm sát quá trình điều tra bổ sung của cơ quan điều tra của VKSND được tiến hành theo các thủ tục chung.

Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ do cơ quan điều tra chuyển đến để đề nghị truy tố; kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, phát hiện những vi phạm, kiểm tra những căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung trong những trường hợp sau:

+ Có vi phạm thủ tục tố tụng: Khơng có u cầu khởi tố của người bị

niên khơng có người giám hộ; khơng có văn bản ủy quyền về bồi thường thiệt hại; việc giao các lệnh, quyết định không đúng thủ tục; lý lịch tư pháp của bị can chưa đầy đủ, nhất là các phần tiền án, tiền sự; có căn cứ bức cung, nhục hình trong quá trình hỏi cung bị can …

+ Khi có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác; bỏ lọt tội phạm;

+ Còn thiếu hoặc cần xem xét những chứng cứ quan trọng mà VKS khơng tự mình bổ sung được: chưa làm rõ được động cơ mục đích của bị can (đối với vụ án động cơ mục đích là yếu tố định tội); chưa làm rõ được hậu quả do bị can gây ra.

Đối với những vụ án do Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung; kiểm sát viên cần nghiên cứu xem xét căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của tịa án. Trong trường hợp nếu khơng thống nhất với lý do trả hồ sơ của Tịa án thì KSV phải trực tiếp trao đổi, thống nhất với Thẩm phán để xác định lại lý do hồn xem tính có căn cứ và xem việc trả hồ sơ có cần thiết hay khơng, cần khắc phục những điểm gì nếu khơng hồn hồ sơ mà VKS hoặc Cơ quan điều tra vẫn có thể khắc phục bổ sung được. Nếu căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tịa án là có căn cứ thì KSV cần chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng nội dung, yêu cầu điều tra bổ sung.

Những năm qua, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương cịn nhiều, thậm chí có vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần. Để hạn chế tình trạng này, cần thực hiện một số vấn đề sau đây:

Giữa Viện kiểm sát và cơ quan điều tra cần có sự phối hợp để thực hiện tốt việc trao đổi án trước khi khởi tố, giúp cho đầu vào án kiểm sát điều tra đạt chất lượng hơn; đồng thời đẩy mạnh việc kiểm sát điều tra ngay từ khi án mới khởi tố; phối hợp cùng tham gia quá trình điều tra đối với những vụ án phức tạp đảm bảo chất lượng và tiến độ điều tra vụ án;

Trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải theo sát tiến trình điều tra của cơ quan điều tra; kịp thời đề ra yêu cầu điều tra cụ thể để cơ quan điều tra thực hiện trong quá trình điều tra, tránh đề ra yêu cầu điều tra chung chung, khó thực hiện.

Đối với các vụ án lớn, phức tạp, nhiều bị can, cơ quan điều tra cần tiến hành sơ kết quá trình điều tra để kịp thời đánh giá được tiến độ giải quyết vụ án, từ đó có hướng điều tra đảm bảo đạt kết quả tốt.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành tư pháp Trung ương trong việc giải quyết án (đối với các vụ án lớn, các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia...) ngay từ giai đoạn điều tra vụ án để đảm bảo có đường lối giải quyết phù hợp, đúng pháp luật, hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đề nghị với Quốc hội, liên ngành Trung ương ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn việc áp dụng pháp luật, nhất là các yếu tố về định tính, định lượng trong BLHS, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng có nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất góp phần hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w