Trong quyết định việc truy tố

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 112 - 117)

- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

3.2.2.5. Trong quyết định việc truy tố

Đối với các vụ án có nội dung phức tạp, nhiều bị can, Kiểm sát viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu kỹ, nắm chắc các chứng cứ đã được thu thập, có trong hồ sơ, để đề xuất xử lý vụ án đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật. Kiểm sát viên cần chú ý các thủ tục tố tụng cần thiết, đảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật, hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Lãnh đạo và Kiểm sát viên các đơn vị THQCT và KSĐT án hình sự cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyết định truy tố có đầy đủ căn cứ, khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đảm bảo không phải rút quyết định truy tố tại phiên tòa.

Chương 3 của luận văn đã tập trung nêu những phương hướng bảo đảm ADPL trong công tác KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị…Phân tích các giải pháp chung, tiếp tục hồn thiện cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, các giải pháp cụ thể như tiếp nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố, việc khám nghiệm hiện trường, việc khám nghiệm tử thi, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ, tạm đình chỉ; kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn; bảo đảm chất lượng ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC.

Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Nhà nước và xã hội đòi hỏi ngành VKSND cần phát huy những ưu điểm đã đạt được, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác, kịp thời phát hiện những yếu kém, tồn tại, tìm ra ngun nhân để có giải pháp, kiến nghị khắc phục. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên phải được tiến hành đồng bộ, có những giải pháp phải khẩn trương triển khai thực hiện, có những giải pháp phải thực hiện trong một thời gian dài, liên tục. Trong những giải pháp khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự thì nhóm giải về hồn thiện pháp luật, thể chế liên quan đến tổ chức, hoạt động thực hiện THQCT & KSĐT là những giải pháp quan trọng nhất. Cùng với giải pháp hồn thiện pháp luật thì những giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, KSV, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng là giải pháp rất quan trọng về trước mắt cũng như lâu dài nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND.

KẾT LUẬN

Theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra, VKS có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra (kiểm sát điều tra). Mục đích của hoạt động THQCT là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mục đích của KSĐT là phát hiện vi phạm trong hoạt động điều tra, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm, bảo đảm việc điều tra tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác KSĐT nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động THQCT được tốt hơn, vì mục đích cuối cùng của q trình giải quyết vụ án hình sự là đảm bảo việc truy cứu TNHS có căn cứ, đúng pháp luật.

Thời gian qua, công tác ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKS nói chung, của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả cơng tác KSĐT được nâng lên. Qua ADPL trong hoạt động KSĐT Viện kiểm sát đã yêu cầu CQĐT và ra quyết định hủy hàng trăm quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; đã quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu CQĐT khởi tố hàng trăm vụ án, góp phần quan trọng vào nâng cao tỉ lệ khám phá tội phạm, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm; nâng cao chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự; hạn chế việc đình chỉ bị can do khơng phạm tội, Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, từ hạn chế về trình độ, năng lực của một số KSV đến những hạn chế bất cập về tổ chức, hoạt động, về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật; đặc biệt là những hạn chế của văn bản pháp luật liên quan, nên chất lượng, hiệu quả ADPL trong hoạt động KSĐT còn chưa cao, vẫn còn để xảy ra việc bỏ lọt

tội phạm; số vụ án phải đình chỉ điều tra do thiếu căn cứ cịn nhiều; số bị can phải đình chỉ điều tra vẫn còn nhiều, chưa đáp ứng được những u cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Để khắc phục tình trạng nêu trên và để đảm bảo chất lượng hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC, học viên đã vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, so sánh và đối chiếu những tài liệu, sách chuyên khảo để phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC. Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng việc ADPL. Luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận và quan điểm về khái niệm điều tra và kiểm sát điều tra hình sự, vai trị của KSĐT các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC nói riêng, quy trình ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự. Xác định những yếu tố bảo đảm chất lượng ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự, để làm cơ sở đánh giá thực trạng ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC.

Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC trong 5 năm từ 2007 đến năm 2011. Học viên đã chú ý phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế của các đơn vị THQCT & KSĐT của VKSNDTC.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, tác giả đã đưa ra nhóm các giải pháp chung và nhóm các giải pháp cụ thể để bảo đảm áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC. Tuy nhiên, để đáp ứng địi hỏi của xã hội, những u cầu của cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, chúng ta cần phải tiến hành phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đồng

thời xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, những giải pháp trước mắt, giải pháp mang tính chiến lược để từng bước hồn chỉnh hệ thống pháp luật; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ KSV làm công tác THQCT & KSĐT; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp; xây dựng, thực hiện hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực; tăng cường trang bị phương tiện, cơ sở vật chất; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Những kết quả đã đạt được trong luận văn là do có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân học viên; sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại VKSNDTC và trong ngành Kiểm sát nhân dân, đặc biệt là sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân học viên, nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Học viên mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các đồng chí, đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn. Học viên cũng hy vọng những kết quả mà luận văn đạt được sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKS nói chung, VKSND tối cao nói riêng trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w