các vụ án hình sự
Yêu cầu việc áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND là đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác theo các quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo không làm oan người vô tội, đồng thời đảm bảo không để lọt tội phạm. Cụ thể là: Đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự được tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Để đạt được các mục đích, các u cầu đó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; đặc biệt là chất lượng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự. Trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề bảo đảm, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự lại càng quan trọng, địi hỏi đáp ứng những u cầu mang tính lý luận, thực tiễn.
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự; từ u cầu đặt ra của cơng cuộc cải cách tư pháp hiện nay; trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; trên cơ sở quy định của pháp luật có thể xác định yêu cầu cơ bản đối với áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là hợp pháp, chính xác, khách quan, đảm bảo tính khả thi.
Yêu cầu hợp pháp
Đây là yêu cầu cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Yêu cầu này đòi hỏi khi áp dụng pháp luật phải phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của BLTTHS năm 2003.
Pháp luật TTHS hiện hành quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ quyền hạn của VKSND nói chung và các chức năng pháp lý của VKS nói riêng. Q
trình thực hiện các biện pháp này của VKS phải phù hợp, đúng theo các quy định trong pháp luật TTHS, Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung, trong khi thực hiện chức năng của mình thì phải xác định rõ được cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như thế nào. Ví dụ, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên VKSND được ký các loại văn bản nào khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Tính hợp pháp của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS thể hiện ở chỗ có thực hiện theo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không. Thẩm quyền áp dụng pháp luật của VKS theo lãnh thổ và theo cấp ra quyết định được quy định chặt chẽ. Ví dụ, cấp huyện được xử lý những vụ án có khung hình phạt đến mười lăm năm tù; nếu có tranh chấp về thẩm quyền thì được giải quyết theo trình tự nào; thẩm quyền giải quyết được xác định theo nơi phát hiện tội phạm hay nơi kết thúc điều tra các vụ án hình sự…cũng được pháp luật quy định một cách chặt chẽ.
Tính hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND cịn được thể hiện ở việc các quyết định áp dụng pháp luật đó được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo đúng quy định. Trước hết, pháp luật đã quy định VKSND phải kiểm tra tính có căn cứ, trình tự ban hành các quyết định của cơ quan điều tra như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định tạm giam... Đến lượt mình, VKS khi ban hành các quyết định phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Ví dụ, thủ tục khi VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xem xét phê chuẩn việc khởi tố. "Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định
khởi tố bị can Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phải gửi ngay cho cơ quan điều tra" [24, tr.104].
Như vậy, phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định là yêu cầu tất yếu không thể thiếu được của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND.
Yêu cầu chính xác, khách quan
Áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là nhằm đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải được phát hiện, xử lý chính xác, kịp thời và đúng theo các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì vậy các quyết định áp dụng pháp luật của VKS phải ln chính xác, phải khách quan; điều này đòi hỏi trước khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hình sự, các tài liệu, chứng cứ mà tự VKS thu thập được một cách khách quan và toàn diện.
Khi xem xét quyết định khởi tố vụ án, cần xem xét căn cứ khởi tố vụ án có đảm bảo như quy định tại Điều 100 BLTTHS năm 2003 không; đã xác định được dấu hiệu của tội phạm chưa.
Khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, VKS cần phân tích, đánh giá và phải có kết luận: ai là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự chưa; đặc biệt cần xác định rõ tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của đối tượng phạm tội trước khi ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra.
Khi phê chuẩn quyết định tạm giam, lệnh tạm giam bị can của cơ quan điều tra cần xác định rõ: Có đúng bị can đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, tuổi của bị can, tạm giam bao nhiêu ngày, có đáng phải tạm giam hay khơng.
Khi ra quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra thì phải căn cứ vào đâu, lý do như thế nào, lý do khơng phê chuẩn có khách quan hay khơng hay phụ thuộc vào ý chí chủ quan của kiểm sát viên…
Tính chính xác, khách quan của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS được thể hiện bằng việc vận dụng đúng nội dung của quy định pháp luật. Khi áp dụng, địi hỏi người có thẩm quyền phải đánh giá phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng; nội dung quy phạm pháp luật cần điều chỉnh. Tính chính xác, khách quan cịn thể hiện ở chỗ khi áp dụng pháp luật người có thẩm quyền khơng được áp đặt ý chí chủ quan của mình; đánh giá các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra một cách sơ sài hoặc phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra khi ra các quyết định áp dụng pháp luật.
Yêu cầu đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của áp dụng pháp luật đòi hỏi các quyết định áp dụng pháp luật có được thi hành có hiệu quả trên thực tế hay khơng. Các quyết định, các yêu cầu, các kiến nghị của VKS phải được chấp hành, thực hiện trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan, ban ngành hữu quan. Các quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS phải được thi hành ngay. Khi VKS phê chuẩn lệnh tạm giam bị can thì lệnh tạm giam của cơ quan điều tra mới có hiệu lực pháp luật. Quyết định trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra bổ sung, quyết định đó phải là có căn cứ, ngồi yếu tố mang tính mệnh lệnh thì yếu tố mang tính thuyết phục, có khả năng thực hiện phải được đặt lên hàng đầu. Hoặc phê chuẩn lệnh tạm giam, quyết định tạm giam bao nhiêu ngày khi đó cơ quan VKS phải tính đến mức độ phức tạp của vụ án, khả năng kết thúc điều tra vụ án của cơ quan điều tra nói chung và khả năng của điều tra viên nói riêng; thời hạn tạm giam đó có đủ để làm rõ các tình tiết phạm tội của bị can cũng như của vụ án khơng.
Như vậy, hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi là những yêu cầu cơ bản của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc áp dụng pháp luật của VKSND sẽ đạt hiệu quả cao; đảm bảo cho việc điều tra các vụ án hình sự được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.