Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 65 - 72)

- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế ADPL trong KSĐT của VKSNDTC có thể được xem xét, đánh giá ở nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Trong khn khổ của luận văn, học viên xin đề cập đến những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong công tác KSĐT các vụ án hình sự tại VKSNDTC từ năm 2007 đến năm 2011; có thể được phân thành những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan sau:

Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về điều tra các vụ án

hình sự nói riêng chưa được xây dựng hồn thiện, cịn nhiều lỗ hổng, có nhiều những quy định chung chung, bất cập chưa đáp ứng được đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm hình sự. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 đã chứng minh rằng, cho tới thời điểm này sau 11 năm BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, đã có khơng ít các điều luật

thuộc Phần chung cũng như Phần các tội phạm khơng cịn phù hợp với tình hình hiện nay. Trong BLHS năm 1999, mặc dù đã có điều luật quy định khái niệm tội phạm (Điều 8) nhưng trong thực tế việc nhận thức ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm được nhận thức không thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và điều này đã là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vơ tội. Khơng ít điều luật trong Phần chung có mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với những điều luật thuộc Phần các tội phạm…dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, với kinh tế thị trường ở nước ta những năm gần đây có sự phát

triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu quan trọng; tuy nhiên phát triển kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều mặt trái, tiêu cực, nhất là nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; sự buông lỏng quản lý của các cấp lãnh đạo; có những thế lực thao túng thị trường bất động sản, thị trường vàng…hình thành lợi ích nhóm; tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng do làm ăn thua lỗ của nhiều doanh nghiệp và những người đến tuổi lao động khơng tìm được việc làm, gây những bức xúc, căng thẳng cho xã hội.

Thứ ba, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh

vi và có chiều hướng gia tăng; tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng; đối tượng phạm tội đa dạng; tội phạm có tổ chức, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành cơng vụ, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tội phạm liên quan đến người nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia… gây rất nhiều khó khăn cho q trình điều tra phá án, thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, trong khi BLTTHS quy định rất chặt chẽ những căn cứ, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra các vụ án hình sự. Do vậy, đây cũng là lý do hạn chế ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự.

Thứ tư, việc giải thích luật, pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được thực hiện thường xun. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các thông tư hướng dẫn luật nhưng đến nay theo số liệu nắm được Chính phủ cịn chưa ban hành hàng trăm thơng tư hướng dẫn luật; do đó, nhiều luật đã ban hành có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn khơng được thực hiện bởi chưa có thơng tư hướng dẫn của Chính phủ. Các thơng tư hướng dẫn liên ngành, các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mặc dù đã có cố gắng hướng dẫn, giải thích, quy định một số lĩnh vực cụ thể nhưng vẫn chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra.

Thứ năm, Bộ luật Tố tụng hình sự đang cịn những thủ tục rườm rà như

thủ tục xét phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT, thời hạn giao nhận các quyết định tố tụng…nên chưa phù hợp với thực tế. Thẩm quyền tố tụng tập trung chủ yếu vào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, trong khi đó thì ĐTV, KSV là những người trực tiếp thực hiện tố tụng thì quyền năng hạn chế, dẫn đến họ thụ động, ỷ lại cấp trên, từ đó việc giải quyết vụ án bị kéo dài. Tội phạm diễn biến phức tạp, tăng số vụ, tính chất mức độ, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhưng con người và cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác phịng chống tội phạm cịn có hạn do đó cũng ảnh hưởng đến việc giải quyết án hình sự.

Thứ sáu, quá trình thực hiện Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về

bồi thường thiệt hại cho người bị oan trước đây và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010, gần ba năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kiểm tra, thẩm định và đề nghị cấp kinh phí bồi thường đối với 64 trường hợp, với tổng số tiền bồi thường là: 6.672.752.166 đồng. Việc thực hiện Nghị quyết 388 và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã tác động nhiều đến người tiến hành tố tụng, trong đó có Kiểm sát viên của ngành KSND về mặt tích cực là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng

nghề nghiệp của Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành tố tụng, nhưng bên cạnh đó cũng có phần hạn chế nhất định, đó là sợ trách nhiệm nếu để xảy ra oan sai dẫn đến những người tiến hành tố tụng quá thận trọng, nhất là vụ án phức tạp, hoặc từ đó xuất hiện tư tưởng né tránh, đùn đẩy.

Thứ bảy, cơ chế thực hiện và hiệu quả của công tác giám định tư pháp

như: Giám định pháp y, dấu vết, giám định khoa học kỹ thuật, giám định tài chính, tâm thần…cịn nhiều hạn chế, bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khởi tố, điều tra, truy tố đối với các loại tội phạm.

Những nguyên nhân chủ quan

Một là, theo thống kê năm 2011, trong tổng số biên chế 880 cán bộ, cơng

chức tại VKSNDTC có 170 Kiểm sát viên VKSNDTC; trong đó 5 đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự có 47 Kiểm sát viên VKSNDTC, nhìn chung số lượng Kiểm sát viên chưa nhiều; cơng tác tổ chức cán bộ của Ngành KSND cũng còn những bất cập. Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; một số ít cán bộ, KSV có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ mới với những đòi hỏi ngày càng cao hiện nay; còn một bộ phận cán bộ, KSV ý thức về chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp chưa cao; cá biệt có cán bộ cịn sa ngã, vi phạm pháp luật bị truy tố trước pháp luật; năng lực lãnh đạo nghiệp vụ chưa sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đã làm ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.

Hai là, cùng với xu thế hội nhập, mở cửa, tốc độ phát triển của khoa

học cơng nghệ thơng tin, nhiều tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tội phạm công nghệ cao đã xâm nhập vào nước ta với xu hướng ngày càng gia tăng như: Tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử, sử dụng thẻ tín dụng trộm cắp để mua hàng trực tuyến; sử dụng thẻ tín dụng

giả để trả tiền khách sạn và mua hàng; phá hủy các dữ liệu thơng tin máy tính, trộm cắp cước viễn thơng, trộm cắp tài sản thơng qua mạng internet; truy cập bất hợp pháp, tấn công vào cơ sở dữ liệu của trang Web, chiếm đoạt, thay đổi nội dung; đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá.v.v. dưới nhiều hình thức, thủ đoạn phạm tội khác nhau, nhưng trình độ chun mơn nghiệp vụ, kinh nghiệm đấu tranh đối với loại tội phạm này của KSV và ĐTV còn hạn chế nên việc phát hiện và làm rõ hành vi phạm tội để khởi tố vụ án, khởi tố bị can gặp rất nhiều khó khăn.

Ba là, trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án, KSV có lúc chưa thực sự

theo sát tiến trình điều tra của CQĐT nên chưa nắm được tiến độ, kết quả điều tra vụ án của CQĐT. Kiểm sát viên đã chú ý đến việc đề ra yêu cầu điều tra, tuy nhiên có một số u cầu điều tra cịn chung chung, chưa sát với vụ án nên CQĐT khó thực hiện trong quá trình điều tra. Nhiều vụ án phức tạp, nhiều bị can nhưng CQĐT chưa tiến hành sơ kết quá trình điều tra nên khơng kịp thời đánh giá được cụ thể tiến độ giải quyết vụ án, do vậy việc đề ra yêu cầu điều tra chưa được sát với tiến trình điều tra vụ án dẫn đến vụ án bị kéo dài.

Bốn là, hầu hết cán bộ, Kiểm sát viên VKSNDTC đã tốt nghiệp đại học

luật chính quy hoặc hồn chỉnh kiến thức đại học luật và nghiệp vụ kiểm sát, nhiều cán bộ, KSV có trình độ thạc sĩ luật; một số KSV, cán bộ có trình độ tiến sỹ luật, kiến thức pháp lý của cán bộ, KSV tương đối vững vàng về nghiệp vụ. Phần lớn KSV có trình độ nghiệp vụ thực tế chuyên sâu, đã qua công tác tại các đơn vị nghiệp vụ cấp tỉnh và cấp huyện, nhiều đồng chí đã giữ chức vụ Viện trưởng, Phó Viện trưởng cấp tỉnh, cấp huyện, có kiến thức lý luận, thực tiễn, tích cực nghiên cứu khoa học pháp lý và tiếp thu tiến bộ khoa học mới. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ trẻ (trong đó có các cán bộ thuộc lớp nguồn nhân lực) đã có bằng cử nhân Luật hệ chính quy, có năng lực trình độ, có nhiệt tình cơng tác nhưng kinh nghiệm thực tiễn công tác THQCT &

KSĐT hầu như chưa có, do đó cần phải có thêm thời gian cơng tác thực tế và được đào tạo kiến thức về nghiệp vụ kiểm sát chuyên sâu về kĩ năng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra để trực tiếp phục vụ những yêu cầu công tác KSĐT trong thời gian tới.

Năm là, công tác nắm thông tin tội phạm chưa được đầy đủ, sự phối hợp

và định hướng hoạt động điều tra không thường xuyên, công tác phân loại xử lý và KSĐT từ đầu chưa tốt, điều tra thiếu chứng cứ, có vụ ADPL khơng đúng nên cịn có hiện tượng bỏ lọt tội phạm.

Sáu là, một số ít KSV trách nhiệm chưa cao, cịn chủ quan, phiến diện

trong chỉ đạo điều tra, thu thập chứng cứ, khơng phát hiện được những tình tiết, thiếu chứng cứ chứng minh cho việc buộc tội, việc điều tra còn kéo dài nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án lớn, nhiều bị can, có nhiều tình tiết phức tạp.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, Chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC trong 5 năm từ 2007 đến năm 2011. Kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, tác giả đã tập trung phân tích việc ADPL trong các khâu công tác kiểm sát như: kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ, đình chỉ các vụ án hình sự, trả hồ sơ để điều tra bổ sung... Từ phân tích đó, đã đánh giá và nhận xét những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan cơ bản làm hạn chế, ảnh h ưởng tới hiệu quả hoạt động ADPL trong cơng tác KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC. Đây là những phân tích, đánh giá mang tính cơ bản, khái quát nhất về thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTC.

Trong những năm đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước, ngành KSND đã tích cực hồn thiện về tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ. Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị và trách nhiệm của ngành kiểm sát trong việc bảo đảm pháp chế trong cả nước, tích cực, chủ động đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w