Bảo đảm sự giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử với hoạt động ADPL của VKSND trong KSĐT các vụ án hình sự.
Theo tinh thần Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới “Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp” [1]. Thông qua các kỳ họp, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để kiến nghị với các cơ quan tố tụng. Cơ quan tố tụng cũng như VKSND phải thực sự tôn trọng những kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và nghiêm túc xem xét những kiến nghị đó, nhằm bảo đảm hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự được chính xác, cơng khai, minh bạch, đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Công tác chỉ đạo điều hành và công tác kiểm tra trong nội bộ VKSND đối với hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự.
Hoạt động của VKSND và những người có quyền năng pháp lý của VKSND trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, được BLTTHS và Luật tổ chức VKSND quy định cụ thể, rõ ràng. VKSND đề ra kế hoạch công tác và ban hành quy chế làm việc, mối quan hệ làm việc của từng chức danh cán bộ trong ngành nhất là các chức danh Lãnh đạo và KSV. Từ đó định kỳ có kiểm
tra trách nhiệm cá nhân, nâng cao tính tổ chức kỷ luật, bảo đảm thực hiện tốt vai trò quản lý chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và thực hiện chức năng pháp lý của KSV, để hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự được đúng đắn và có hiệu quả.
Bên cạnh những bảo đảm nêu trên, còn nhiều yếu tố khác bảo đảm việc ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự như: cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị chun mơn, chế độ chính sách đặc thù đối với cán bộ, KSV hoạt động trong lĩnh vực này, mối quan hệ phối hợp giữa VKSND với CQĐT, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự...
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận về những khái niệm điều tra và kiểm sát điều tra hình sự và vai trị của KSĐT các vụ án hình sự của VKSND nói chung và của VKSNDTC nói riêng, khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của ADPL trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự và thơng qua đó phân tích ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự. Phân tích quy trình ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan, lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng, ban hành các văn bản ADPL. Từ đó phân tích những yếu tố bảo đảm hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự: bảo đảm về pháp lý, bảo đảm về tổ chức và các bảo đảm khác để việc ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND đạt hiệu quả trong thực tế.
Chương 2