Đặc điểm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 25 - 28)

đúng quy định của pháp luật, theo đó kết luận điều tra vụ án hình sự có đủ căn cứ khách quan toàn diện, kịp thời và đúng pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điềutra các vụ án hình sự tra các vụ án hình sự

Hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự là hoạt

động chỉ do VKSND tiến hành theo pháp luật quy định.

Theo quy định của pháp luật thì VKSND các cấp là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thông qua việc thực hiện chức năng này, VKSND góp phần thực hiện quyền lực nhà nước, trực tiếp thực hiện quyền tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bảo đảm mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích hợp pháp của cơng dân phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Là cơ quan duy nhất nhằm thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp và thực hành quyền cơng tố. Hoạt động KSĐT các vụ án hình sự được quy định tại Điều 12, 13, 14 Luật tổ chức VKSND năm 2002.

Tại Điều 13 Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra:

Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của điều tra có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra; tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Với những quy định của pháp luật như trên thì VKSND có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong hoạt động kiểm sát điều tra nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra các vụ án hình sự được tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc khởi tố điều tra các vụ án hình sự được tuân theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng chính sách pháp luật.

Thứ hai, áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

của VKSND phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trong hoạt động điều tra, khám phá các vụ án hình sự của cơ quan điều tra, trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND, đó là một q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan: Công an - VKS. Đây là những hoạt động rất quan trọng có tính quyết định trong q trình giải quyết những vụ án hình sự. Chính hoạt động kiểm sát điều tra có vai trị quan trọng như vậy nên pháp luật nói chung và pháp luật TTHS

hiện hành nói riêng đã quy định rất chặt chẽ việc áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Pháp luật TTHS quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục của các hoạt động điều tra, hoạt động giám sát như: từ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các biện pháp điều tra, các biện pháp ngăn chặn, nhập - tách vụ án, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, thời hiệu điều tra, thời hạn điều tra … Tóm lại, tất cả các bước trong q trình điều tra các vụ án hình sự, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND đều được quy định chặt chẽ theo các trình tự thủ tục do pháp luật TTHS hiện hành quy định.

Thứ ba, quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND được

pháp luật bảo đảm thi hành.

Việc tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật đã ban hành là giai đoạn cuối của quá trình áp dụng pháp luật, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi một quyết định áp dụng pháp luật sau khi ban hành mà không được thi hành trên thực tế thì cũng đồng nghĩa với việc vơ hiệu hóa pháp luật, vơ hiệu hóa cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật, gây tổn hại nghiêm trọng đến pháp chế XHCN. Các quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự đã được BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003 quy định chặt chẽ và đầy đủ. Việc thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật của VKSND sẽ đảm bảo cho quá trình giải quyết những vụ án hình sự được đúng theo quy định của pháp luật; đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, tại Điều 23, khoản 2 BLTTHS năm 2003 quy định:

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này [24, tr.17].

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w