Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 85 - 96)

- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

3.2.1.3. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Tổ chức hệ thống Tồ án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tồ án sơ thẩm khu vực, Toà phúc thẩm, TAND cấp cao và TAND tối cao. VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án.

Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của VKS phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nhất là Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức Tòa án, VKS và CQĐT theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Theo Nghị quyết 49- NQ/TW, hệ thống VKSND được tổ chức thành 4 cấp phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án. Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định:

VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay. Tổ chức hệ thống VKSND thành bốn cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của TAND. Cụ thể là: VKSND khu vực (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của TAND sơ thẩm khu vực); VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VKSND cấp cao (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của TAND cấp cao); VKSND tối cao [3].

Như vậy, theo Kết luận 79-KL/TW hệ thống tổ chức của VKS sẽ tổ chức theo bốn cấp, trong đó có hai cấp khơng theo cấp hành chính là VKSND khu vực và VKSND cấp cao. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của hệ thống VKS cần tính đến sự đồng bộ với tổ chức CQĐT nhằm thực hiện chủ trương của Đảng là gắn hoạt động thực hành quyền công tố với hoạt động điều tra, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra và cũng là để nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa; đảm bảo việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác THQCT & KSĐT. Vì vậy, mơ hình tổ chức CQĐT cũng phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo sự phù hợp với tổ chức của hệ thống VKS, Tòa án.

Đổi mới tổ chức, hoạt động hệ thống cơ quan VKS nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là đòi hỏi vừa thường xuyên lại vừa cấp thiết. Để xây dựng tổ chức, bộ máy, hoạt động của VKS hiệu quả cần phải xác định rõ địa vị pháp lý của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trên cơ sở đó xây dựng một cơ chế pháp lý khoa học, đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện tốt vai trò;

đồng thời xác định tổ chức, bộ máy của hệ thống cơ quan VKS và chiến lược cán bộ trong tiến trình cải cách tư pháp cho phù hợp.

Mơ hình của VKS hiện nay thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về cơ bản là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta. Song để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của VKS nói chung, THQCT & KSĐT trong thời gian tới, chúng ta cần nghiên cứu, hoàn thiện một số vấn đề sau:

VKS phải là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc nắm, quản lý, xử lý thông tin về TG, TBVTP. Về vấn đề này, những quy định về vai trò của VKS trong BLTTHS năm 1988 phù hợp và có hiệu quả hơn BLTTHS năm 2003.

Quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của VKS trong hoạt động điều tra. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI thì “cơng tố gắn với điều tra”, “tăng cường trách nhiệm của công tố đối với điều tra” [10]. Tuy nhiên, với cơ chế tổ chức hoạt động của CQĐT và những quy định về quyền, trách nhiệm của VKS như hiện nay thì VKS rất khó thực hiện việc gắn kết này. Các CQĐT hiện nay được tổ chức ở Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng thuộc Chính phủ (trừ Cục điều tra VKSND tối cao); hoạt động của CQĐT là hoạt động tư pháp, tuân theo Luật Tố tụng hình sự nhưng lại nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp, chịu sự chỉ đạo về mặt hành chính của các Bộ. Cơ chế này khó tạo ra sự ràng buộc, chế ước giữa VKS và CQĐT trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong kiểm sát điều tra nói riêng. Do đó, VKS cũng khó có thể yêu cầu CQĐT thực hiện nội dung theo hướng của VKS mà việc điều tra vẫn theo sự chỉ đạo của cơ quan hành chính. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, VKS có quyền phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT và phải chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn đó nhưng khi xảy ra oan, sai thì VKS phải chịu trách nhiệm bồi thường, cịn CQĐT thì khơng phải chịu trách nhiệm là chưa cơng bằng, rất khó chấp nhận. Bởi pháp luật tố tụng hiện nay chưa tạo ra một cơ chế pháp lý

khoa học đảm bảo cho VKS thực hiện triệt để các quyền năng, nhiệm vụ của mình; và đảm bảo các yêu cầu của VKS được đáp ứng đầy đủ… làm cho một số quyền của VKS không thực quyền, dẫn đến khơng làm trịn chức năng, nhiệm vụ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm trong quá trình THQCT & KSĐT án hình sự.

Như vậy, để thực hành quyền cơng tố, VKS phải giữ vai trị chỉ đạo hoạt động khởi tố vụ án, hoạt động điều tra và thực hiện việc buộc tội, quyết định truy tố người phạm tội ra trước Toà án để xét xử và bảo vệ quyết định truy tố. Từ góc độ đó, VKS có thể ra quyết định tố tụng quan trọng, tự mình hoặc giao cho CQĐT thi hành hoặc phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT và phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định hoặc về sự phê chuẩn đó.

Viện kiểm sát có quyền, trách nhiệm khơng chỉ trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, mà quan trọng hơn nữa là phát hiện tội phạm và áp dụng mọi biện pháp pháp luật quy định để mọi tội phạm đều bị xử lý. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa quyền hạn, trách nhiệm của VKS trong THQCT & KSĐT nhằm phát hiện tội phạm, xác minh và khởi tố vụ án, kết thúc điều tra và truy tố.

Tuy nhiên, trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay chúng ta phải rà soát, sắp xếp bộ máy tinh gọn, chất lượng và hiệu quả; VKSNDTC cần kiện tồn, sắp xếp cán bộ, KSV có nghiệp vụ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tế làm cơng tác KSĐT các vụ án hình sự ở các đơn vị: Vụ THQCT và KSĐT án hình sự về kinh tế-chức vụ (Vụ 1), Vụ THQCT và KSĐT án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A), Vụ THQCT và KSĐT án tham nhũng (Vụ 1B)... tạo tiền đề thúc đẩy công tác này trở thành khâu mũi nhọn và đạt hiệu quả cao hơn, chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo địa phương. Về thẩm quyền, theo quy định của BLTTHS hiện hành, các Vụ THQCT và KSĐT án hình sự cũng

như Thủ trưởng các đơn vị này khơng được quy định có thẩm quyền tố tụng riêng, mà nằm trong quy định về thẩm quyền của KSV nói chung và một số thẩm quyền của Viện trưởng VKSNDTC được ủy quyền cho các KSV giữ chức vụ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, cụ thể như sau:

Với tư cách là KSV, các KSV trong các Vụ THQCT và KSĐT án hình sự có nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 37 của BLTTHS năm 2003. Thực chất thẩm quyền của KSV theo quy định nêu trên là các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà KSV phải thực hiện theo chức trách chứ không phải là thẩm quyền có tính quyết định, ngoại trừ một số thẩm quyền KSV mới có quyền quyết bằng văn bản như: đề ra yêu cầu điều tra, triệu tập bị can, triệu tập nhân chứng…

Theo quy định tại Quy chế công tác THQCT và KSĐT các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng VKSNDTC) về KSV giữ chức vụ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các vụ THQCT và KSĐT án hình sự được Viện trưởng VKSNDTC ủy quyền ký một số văn bản tố tụng. Việc ủy quyền này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, vì Viện trưởng VKSNDTC khơng thể xử lý hết các vụ việc cụ thể hàng ngày, trong khi với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của ngành KSND, Viện trưởng phải giải quyết công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác. Quy định như vậy là do sự bất hợp lý về thẩm quyền của các chức danh tố tụng của VKSND trong BLTTHS hiện hành.

Mặt khác, các KSV thuộc VKSNDTC, những người được Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhưng nếu khơng có chức vụ từ Phó Vụ trưởng các đơn vị THQCT và KSĐT án hình sự thì hầu như khơng có thẩm quyền ký các văn bản pháp lý trong hoạt động tố tụng, cho dù những người này được phân công trực tiếp THQCT và KSĐT vụ án hình sự, lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm chính trong q trình giải quyết vụ án ở giai đoạn điều tra. Thực trạng này

chưa phù hợp với quan điểm của Đảng trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

…Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý…; phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho ĐTV, KSV và Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi và quyết định tố tụng của mình… [2].

Từ những quy định và mơ hình tổ chức cấp “Vụ” như trên cho thấy những bất cập sau:

Một là, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các vụ THQCT và KSĐT án hình sự

ngồi thẩm quyền chung của KSV thì khơng có thẩm quyền về tố tụng hình sự (do khơng được BLTTHS quy định), nhưng có thẩm quyền ký các văn bản tố tụng (do được Viện trưởng VKSNDTC ủy quyền), đã tạo nên sự thiếu nhất quán trong các quy định về thẩm quyền tố tụng của những người giữ các chức vụ này.

Hai là, trong quan hệ tố tụng với các cơ quan tư pháp khác, nhất là

quan hệ phối hợp trong hoạt động tố tụng giữa VKSNDTC với các đơn vị của cơ quan điều tra thì các chức vụ như Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng khơng phải là các chức danh tố tụng. Vì vậy, trong quan hệ cơng tác, nhất là trong các cuộc họp, các buổi làm việc bàn về các vụ án hình sự mà phía cơ quan điều tra có Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra chủ trì hoặc tham dự thì phải có sự tham gia của Phó Viện trưởng VKSNDTC. Điều này khơng những làm giảm đi tính chủ động và chịu trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị THQCT và KSĐT thuộc VKSNDTC, mà cịn làm gia tăng áp lực cơng việc khơng đáng có cho lãnh đạo VKSNDTC.

Để khắc phục những nhược điểm về mơ hình tổ chức của các đơn vị THQCT và KSĐT án hình sự thuộc VKSNDTC như đã nêu trên, cần thiết phải tiến hành điều chỉnh như sau:

Thứ nhất, về mơ hình tổ chức bộ máy: Đề nghị đổi tên các Vụ THQCT

và KSĐT án hình sự thuộc VKSNDTC hiện nay thành các “Viện” tương ứng thuộc VKSNDTC, bởi các lý do sau đây:

Mơ hình tổ chức cấp vụ của các đơn vị THQCT và KSĐT án hình sự hiện nay là mơ hình quản lý hành chính, chưa phù hợp với tổ chức bộ máy của cơ quan tiến hành tố tụng, không thuận lợi cho việc thể chế hóa các thẩm quyền tố tụng của các chức danh tư pháp “theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý…; phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp… tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi và quyết định tố tụng của mình…” trong quá trình sửa đổi BLTTHS sắp tới, như Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc đổi tên của các đơn vị THQCT và KSĐT cũng là một giải pháp về tổ chức bộ máy để thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra.

Thứ hai, về cơ sở thực tiễn: Hiện nay cơ quan điều tra của Bộ Công an

gồm có Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra; về cơ cấu lãnh đạo gồm có: Thủ trưởng cơ quan điều tra là đồng chí Tổng Cục trưởng (Tổng cục An ninh điều tra, Tổng cục Cảnh sát điều tra), các Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra là lãnh đạo một số cục (Cục trưởng, Phó Cục trưởng) có các thẩm quyền tố tụng được BLTTHS quy định. Tại TANDTC có các Tồ chun trách như Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa hành chính…, lãnh đạo các đơn vị này có chức danh Chánh tịa, Phó Chánh tịa rất phù hợp với cách tổ chức của

cơ quan tiến hành tố tụng. Trong khi đó, BLTTHS chưa quy định cụ thể thẩm quyền tố tụng của Kiểm sát viên VKSNDTC (được Chủ tịch nước bổ nhiệm) giữ chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị THQCT và KSĐT thuộc VKSNDTC nên dẫn đến những bất cập trong tổ chức thực hiện. Điều này vừa không hợp lý trong quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; vừa làm giảm đi tính chủ động và chịu trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ THQCT và KSĐT thuộc VKSNDTC.

Thứ ba, về cơ sở pháp lý: Tại Khoản 1 Điều 31 Luật Tổ chức VKSND

năm 2002 quy định cơ cấu tổ chức của VKSNDTC gồm có: Ủy ban Kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát; Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Việc chuyển đổi các Vụ THQCT và KSĐT vừa phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, vừa bảo đảm sự tương thích về tổ chức bộ máy của cơ quan điều tra, Tịa án.

Theo mơ hình này, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng chuyển đổi thành Viện trưởng, Phó Viện trưởng tương tự như Chánh tịa, Phó Chánh tịa thuộc các Tịa chuyên trách của TANDTC. Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, việc tổ chức các đơn vị cấp phịng thuộc các Viện nói trên sẽ được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ tư, về chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền.

Về chức năng, nhiệm vụ các đơn vị nói trên, đề nghị giữ nguyên như hiện nay.

Về thẩm quyền: Trước mắt từ nay cho đến trước khi sửa đổi BLTTHS, Viện trưởng các Viện THQCT & KSĐT án hình sự thuộc VKSNDTC thực hiện các thẩm quyền tương ứng như thẩm quyền đã được Viện trưởng VKSNDTC ủy quyền cho Kiểm sát viên VKSNDTC giữ chức vụ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các vụ THQCT & KSĐT án hình sự như hiện nay (Vẫn thực hiện cơ chế ủy quyền để phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hiện

hành). Đề nghị quy định rõ trong BLTTHS năm 2003 (trong lần sửa đổi, bổ sung sắp tới) thẩm quyền của Kiểm sát viên VKSNDTC giữ chức vụ Viện trưởng, Phó Viện trưởng các Viện THQCT & KSĐT án hình sự phù hợp với thực tiễn và nghiên cứu để quy định Kiểm sát viên VKSNDTC có thẩm quyền

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w