Nâng cao ý thức đạo đức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 96 - 102)

- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

3.2.1.5. Nâng cao ý thức đạo đức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động

ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Thứ nhất, nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, KSV.

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhận định “Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp” [2]. Trước thực trạng đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, KSV ngành Kiểm sát nói chung và trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói riêng được đặt ra cấp bách.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy cán bộ ngành Kiểm sát phải:“Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Hầu hết cán bộ, KSV ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt sâu sắc tinh thần trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ln rèn luyện ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số ít cán bộ, KSV chưa thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, thiếu bản lĩnh trong đấu tranh phòng chống tội phạm, để bỏ lọt tội phạm, làm oan người vơ tội. Do đó, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV vững vàng về chính trị, tư tưởng, kiến thức, năng lực, đạo đức lối sống; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV một cách đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Cùng với quá trình bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng để nâng cao năng lực cơng tác thì việc bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ trong sáng về phẩm chất đạo đức và có ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân là một nội dung có ý nghĩa quyết định. Cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và cơng tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng là một loại cơng việc có tính đặc thù. Do nhiệm vụ cơng tác thường xuyên tiếp xúc với mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, các quyết định xử lý có liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của một con người. Vì vậy, người cán bộ kiểm sát khơng chỉ địi hỏi có năng lực, có bản lĩnh mà cịn phải có thái độ trách nhiệm cao nhất khi thực thi cơng vụ và có cái "tâm" thật sự trong sáng.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tiếp tục tổ chức cho các cán bộ đi nghiên cứu, đào tạo các lớp cao cấp chính trị, trung cấp chính trị, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong từng cán bộ, KSV ở các đơn vị của VKSNDTC; lấy kết quả học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cán bộ, KSV hàng năm.

Thứ hai, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, KSV.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đủ về số lượng, có năng lực chun mơn nghiệp vụ cao, tâm huyết với nghề.

Cơng tác KSĐT các vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng quan trọng, địi hỏi người cán bộ, KSV phải có năng lực chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có những đề xuất, quyết định, ADPL đúng đắn, chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Muốn vậy, ngoài nhiệm vụ tự trau dồi, học tập của từng cán bộ, KSV để có thể nắm chắc, vận dụng thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự; Cần phải thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo, tập huấn theo các chuyên đề, tổ chức thường xuyên các cuộc thi kiểm sát viên giỏi, Điều tra viên giỏi, Kiểm sát viên tiêu biểu, Điều tra viên tiêu biểu... nhằm thúc đẩy phong trào hăng say nghiên cứu, học tập chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo hồn thành nhiệm vụ kiểm sát điều tra nói riêng và các nhiệm vụ khác của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công tác thực hành quyền công tố. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cần cập nhật chủ trương: “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” trong các giáo trình đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới nội dung chương trình theo hướng giảm bớt thời lượng các nội dung mang tính lý luận, tăng cường tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền cơng tố. Cần có những nội dung đào tạo chuyên sâu về kĩ năng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra để trực tiếp phục vụ cho nhu cầu công việc như: Kỹ năng kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm; kỹ năng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; kỹ năng hỏi cung; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, đánh giá chứng cứ… Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên đề, phân tích những vụ án điển hình, khó, phức tạp mà thực

tế đang đặt ra như các chuyên đề về kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy, án an ninh quốc gia, án giết người, tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm chứng khốn, các tội phạm có tính chất xun quốc gia như: Khủng bố, bn bán phụ nữ, trẻ em, rửa tiền, tội phạm trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế…

Ngoài ra, Lãnh đạo các đơn vị THQCT & KSĐT và Viện kiểm sát các cấp cần chủ động, linh hoạt trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, Kiểm sát viên. Ngoài việc cử đi đào tạo tại các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Ngành, cần tăng cường việc tự đào tạo, chủ động trong việc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, mở nhiều các cuộc trao đổi, tọa đàm, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết án hình sự. Như vậy, vừa đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng được thường xun, góp phần giảm tải kinh phí đào tạo, vừa đảm bảo tính sát thực đối với yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

Các đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự của VKSNDTC cần thường xun rà sốt nhu cầu cán bộ làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiến nghị với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu biên chế cán bộ, Kiểm sát viên VKSNDTC; đảm bảo số lượng cán bộ, Kiểm sát viên VKSNDTC tương thích với số lượng Điều tra viên của cơ quan điều tra và số vụ án cần giải quyết, tạo các điều kiện để Kiểm sát viên có thời gian nghiên cứu, bám sát tiến độ điều tra, gắn hoạt động công tố của KSV với hoạt động điều tra của ĐTV một cách thường xuyên, kịp thời.

Để phát huy nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay và xây dựng đội ngũ KSV chuyên trách làm công tác thực hành quyền công tố, Lãnh đạo các đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự VKSNDTC cần bố trí cán bộ thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra hợp lý. Việc phân công cán bộ phải phù hợp năng lực, trình độ của từng cán bộ đối với từng vụ án cụ thể; Lãnh đạo Vụ

hoặc những Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm phải trực tiếp giải quyết những vụ án khó, phức tạp, nhạy cảm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng KSV trở thành chuyên gia giỏi trong hoạt động THQCT & KSĐT đối với từng loại tội phạm hình sự như: Tội phạm giết người, tội phạm hiếp dâm, tội phạm tham nhũng, tội phạm liên quan đến việc sử dụng công nghệ cao, tội phạm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán,…

Viện kiểm sát các cấp nói chung và VKSNDTC nói riêng phải chủ động trong công tác quản lý thông tin tội phạm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm sát hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm không chỉ với cơ quan điều tra mà với cả cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan thực hiện hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, thanh tra, kiểm tra, kiến nghị khởi tố. Phải kiểm sát chặt chẽ và đầy đủ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kịp thời nêu những yêu cầu xác minh, làm rõ. Khi phân loại xử lý vụ việc, Viện kiểm sát phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra xem xét, kết luận, thống nhất đường lối xử lý, khởi tố hay không khởi tố vụ án, khởi tố tội gì, theo điều nào của BLHS.

Để đảm bảo việc phê chuẩn và ra các quyết định đúng đắn, KSV cần khắc phục tình trạng lạm dụng phơ tơ, khơng trích cứu hồ sơ. Việc lạm dụng phơ tơ, chủ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến nhiều trường hợp Kiểm sát viên chưa thật sự chủ động nghiên cứu, không nắm chắc hồ sơ vụ án để đề ra yêu cầu điều tra nên việc điều tra khơng đầy đủ, thậm chí có vi phạm mà Kiểm sát viên khơng phát hiện được.Việc khơng trích cứu hồ sơ cịn làm cho Kiểm sát viên lúng túng, bị động trong quá trình tranh luận tại phiên tịa. Để khắc phục tình trạng trên, Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần quan

tâm chỉ đạo việc tăng cường trích cứu hồ sơ của Kiểm sát viên, đảm bảo việc nghiên cứu kỹ, nắm chắc hồ sơ vụ án.

Viện kiểm sát các cấp nói chung và các đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự VKSNDTC nói riêng cần quản lý, theo dõi chặt chẽ các vụ án đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Việc xây dựng hồ sơ vụ án tạm đình chỉ phải đảm bảo đầy đủ, đúng pháp luật vì có những vụ án sau nhiều năm mới có thể phục hồi điều tra. Nếu không xây dựng hồ sơ chặt chẽ ngay từ đầu thì việc khắc phục vi phạm, thiếu sót rất khó hoặc khơng thể thực hiện được. Viện kiểm sát cần định kỳ rà sốt, chủ động, tích cực đơn đốc cơ quan điều tra làm rõ đối tượng phạm tội, truy bắt bị can để phục hồi điều tra.

Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền

áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự

Tiếp tục đổi mới, kiện tồn lãnh đạo cấp vụ đối với các vụ THQCT & KSĐT án hình sự thuộc VKSNDTC nhằm hoạt động có hiệu quả, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV trong sạch vững mạnh, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, hồn thành tốt nhiệm vụ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tiếp tục củng cố những mặt hạn chế trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; sửa đổi, bổ sung những quy chế phối hợp liên ngành khơng cịn phù hợp để phối hợp tốt giữa các cơ quan tố tụng trong việc phòng chống tội phạm và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Cần có tiêu chuẩn hóa việc bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các đơn vị THQCT & KSĐT nói riêng và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ của VKSNDTC nói chung.

Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, cần sửa đổi BLTTHS năm 2003 theo hướng tăng cường quyền năng tố tụng đúng mức cho KSV trong cơng tác KSĐT các vụ án hình

sự để tăng thêm tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm và tính năng động của KSV khi thực nhiệm vụ; cịn Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng là người chỉ đạo, phân công, tổ chức, kiểm tra hoạt động tố tụng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và ra một số quyết định tố tụng quan trọng. Phân định rõ thẩm quyền tố tụng và thẩm quyền hành chính.

Cần có Hội đồng xét bổ nhiệm KSV trung cấp và KSV sơ cấp tại VKSNDTC để việc bổ nhiệm KSV trung cấp, KSV sơ cấp được thuận lợi, bổ sung nhanh chóng nguồn KSV cho VKSNDTC, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w