- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật
Những năm qua tình hình vi phạm, tội phạm diễn biến phức tạp nhất là tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, tội phạm liên quan đến người nước ngoài, tội phạm môi trường. Với chức năng nhiệm vụ được giao, ngành Kiểm sát tích cực nghiên cứu, tham mưu với Đảng, Nhà nước hồn thiện hệ thống pháp luật về hình sự, khắc phục tình trạng pháp luật chồng chéo, khơng đầy đủ hoặc pháp luật có quy định nhưng cịn nhận thức khác nhau, dẫn đến vận dụng để xử lý vi phạm, tội phạm không thống nhất. Ngành Kiểm sát nhân dân tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, tập trung vào tổng kết, đánh giá các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKSND. Từ kết quả tổng kết, đề xuất cụ thể với Đảng, Nhà nước các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, xác định rõ hơn vị trí của VKSND trong bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của VKS phù hợp với các định hướng, nội dung của cương lĩnh và các văn kiện của Đại hội XI, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân trong tình hình mới. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Luật tổ chức VKSND (sửa đổi); Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và các luật về lĩnh vực tư pháp theo sự phân công của Quốc hội.
Về đề xuất sửa đổi BLHS năm 1999
Bổ sung thêm một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác như: miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội trốn khỏi nơi giam đã q lâu và khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa; miễn trách nhiệm hình sự do sự hịa hỗn giữa người bị hại và người phạm tội; miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự cho người già và đang bị bệnh nặng... Ngồi ra, cần nghiên cứu để bổ sung quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong trường hợp: Phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã khắc phục xong hậu quả của tội phạm do hành vi phạm tội của mình gây ra, đáng được khoan hồng đặc biệt.
Cần đưa vào BLHS một một số điều định nghĩa các thuật ngữ để có nhận thức và vận dụng thống nhất, như: có tính chất chun nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…
Về dấu hiệu “Đó bị xử lớ hành chớnh mà cũn vi phạm” quy định tại Chương XVI: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Cỏc tội xõm phạm trật tự quản lý kinh tế cú 18/25 tội danh cú quy định tội này cựng với cỏc dấu hiệu định tội khỏc trong cấu thành tội phạm cơ bản là dấu hiệu bổ sung cho dấu hiệu hành vi khi hành vi thực hiện chưa đạt mức độ nghiờm trọng luật định.
Là một trong những dấu hiệu định tội nên hiểu và áp dụng đúng dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh cho người có hành vi xâm phạm trật tự quản lí kinh tế.
Và có phải mọi trường hợp “đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm” đều bị coi là tội phạm và bị xử lí hình sự? Điều này cũng chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích.
Sửa đổi, bổ sung tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179)
Điều 179 sử dụng cụm từ "cho vay" là khụng chớnh xỏc, khụng bao quỏt hết cỏc hoạt động tớn dụng. Ngoài cho vay cũn cú 3 hỡnh thức cấp tớn dụng khỏc là chiết khấu cỏc giấy tờ cú giỏ, cho thuờ tài chớnh và bảo lónh ngõn hàng. Đề nghị sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ.
Về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 BLHS:
Thứ nhất, cần quy định thiệt hại do hành vi làm trái công vụ gây ra phải
đến một mức nào đó mới bị coi là tội phạm. Nếu là thiệt hại về vật chất thì phải quy định đến một ngưỡng nào đó áp dụng đối với các tội phạm khơng mang tính chiếm đoạt; nếu gây thiệt hại phi vật chất thì phải đến mức nghiêm trọng mới bị coi là tội phạm. Có như vậy mới phân định rõ giới hạn giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và đảm bảo sự tương xứng, cơng bằng về chính sách hình sự giữa tội này với một số tội phạm cùng nhóm.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn rõ:
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ của người phạm tội trong tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ” có đặc điểm gì khác so với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của Nhà nước trong các tội phạm khác (ví dụ: Tội “ Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai”…).
Như thế nào là có mục đích vụ lợi? Như thế nào là động cơ cá nhân trong các hành vi phạm tội mà người phạm tội có sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn bởi khái niệm này cũng khá trừu tượng và rất khó phân định trong thực tế. Về mặt ngữ nghĩa mọi hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã
bao hàm trong đó về mặt chủ quan là sự thiếu vơ tư, khơng trong sáng, nếu khơng có tư lợi, vụ lợi thì cũng có động cơ khơng chính đáng nào đó thôi thúc từ bên trong nên người phạm tội mới thực hiện hành vi phạm tội bằng cách lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái công vụ được giao. Nếu khơng được hướng dẫn thống nhất về nhận thức thì cũng dễ dẫn đến từ cách hiểu khác nhau mà một số hành vi có dấu hiệu đặc trưng của một số tội khác nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị chuyển sang xử lý hình sự theo Điều 281 BLHS (ví dụ như hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả chưa đến 100 triệu đồng; hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà trước đó chưa bị xử lý kỷ luật…).
Về đề xuất sửa đổi BLTTHS năm 2003
Về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Điều 103 BLTTHS năm 2003 đã phân định nhiệm vụ giải quyết TG,TBVTP và kiến nghị khởi tố của CQĐT với nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết TG,TBVTP và kiến nghị khởi tố của VKS. Tuy nhiên, điều luật này thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của CQĐT trong việc thông báo đầy đủ các TG,TBVTP mà mình tiếp nhận được để giải quyết cho VKS để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát TG,TBVTP và kiến nghị khởi tố. Do vậy, trên thực tế, VKS không thể nắm được đầy đủ các TG,TBVTP và kiến nghị khởi tố đã được chuyển đến CQĐT để thực hiện việc kiểm sát. Thời hạn giải quyết TG,TBVTP quy định trong điều luật này cũng chưa phù hợp dẫn đến các vi phạm về thời hạn giải quyết TG,TBVTP và kiến nghị khởi tố diễn ra tương đối phổ biến. Điều đó dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm rất khó kiểm sốt. Để khắc phục hạn chế này, BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ cơ chế (bao gồm cả nghĩa vụ thông báo cho VKS thời gian nhận được, kết quả giải quyết TG,TBVTP… của cơ quan có thẩm quyền) và sửa đổi về thời hạn giải quyết để việc quản lý, giải quyết TG,TBVTP và kiến nghị khởi tố có hiệu quả
hơn góp phần thực hiện tốt hơn các yêu cầu của việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Về khởi tố vụ án hình sự
Cần sửa đổi, bổ sung Điều 104 của BLTTHS theo hướng chỉ có VKS mới có thẩm quyền xem xét, chấp nhận quyết định khởi tố vụ án hình sự của tất cả các cơ quan có thẩm quyền khởi tố; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự; hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền khơng có căn cứ, tự mình quyết định việc khởi tố vụ án trong mọi trường hợp nếu xác định được có dấu hiệu của tội phạm và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra.
Về phê chuẩn quyết định khởi tố bị can
Theo quy định tại Điều 126 của BLTTHS thì phần lớn các trường hợp khởi tố bị can do CQĐT thực hiện, quyết định khởi tố bị can của CQĐT phải được VKS phê chuẩn. Tại khoản 4 Điều 126 của BLTTHS quy định: “Trong
thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT”.
Điều đáng lưu ý là, theo quy định tại Điều 131 của BLTTHS, CQĐT được thực hiện việc hỏi cung bị can ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Điều này có nghĩa là biện pháp điều tra đối với bị can được thực hiện trước khi quyết định khởi tố bị can được VKS phê chuẩn. Quy định này cần được xem xét lại. Về nguyên tắc một quyết định đòi hỏi sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền thì quyết định đó chỉ có hiệu lực khi được phê chuẩn. Trong trường hợp quyết định khởi tố bị can của CQĐT được ban hành, dường như quyết định đó có hiệu lực ngay, bởi vì, theo quy định tại Điều 131 BLTTHS,
CQĐT được thực hiện việc hỏi cung ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, còn việc phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố bị can chỉ là sự khẳng định việc khởi tố bị can tiếp tục có hiệu lực hay bị chấm dứt hiệu lực. Mặt khác, trong khi VKS đang xem xét tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can của CQĐT (trong thời hạn ba ngày), thì theo quy định tại Điều 131 của BLTTHS, CQĐT lại có quyền thực hiện việc hỏi cung bị can, một biện pháp để điều tra vụ án. Điều này có thể dẫn đến tình trạng là trong thời hạn gửi hồ sơ đến Viện kiểm sát để đề nghị xem xét quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra đã có thể thực hiện những việc hỏi cung bị can trong điều kiện thiếu cơ chế kiểm sốt tính hợp pháp của hoạt động đó, nhất là những trường hợp bị can là những người yếu thế trong xã hội (không thể tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình). Điều này có thể gây ra những bất lợi về nhiều mặt. Ví dụ, bị can sau này khai là trong thời gian đó mình bị bức cung, mớm cung…nhưng khơng tự chứng minh được việc đó. Bản chất của việc thực hành quyền cơng tố là việc tiến hành các hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Khởi tố bị can là chính sự khởi đầu và bộ phận quan trọng của việc thực hành quyền công tố đối với người đã thực hiện hành vi mà luật hình sự coi là tội phạm. Do vậy, để khắc phục những hạn chế trong các quy định của BLTTHS hiện hành về việc khởi tố bị can, chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 126 của BLTTHS theo hai phương án. Một là, VKS là cơ quan duy nhất có thẩm quyền khởi tố bị can. Hai là, nếu vẫn quy định CQĐT có quyền khởi tố bị can và Viện kiểm sát thực hiện việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can thì cần quy định rõ CQĐT chỉ được thực hiện việc hỏi cung bị can khi có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sat. Quy định như vậy thể hiện đúng bản chất của việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố là
chức năng duy nhất của Viện kiểm sát, đồng thời, là sự điều chỉnh pháp luật để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người tốt hơn trong tố tụng hình sự.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 126 của BLTTHS thì: Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố. Quy định như vậy, thì trước khi CQĐT có kết luận điều tra, VKS chỉ được yêu cầu khởi tố bị can, sẽ xảy ra trường hợp nếu yêu cầu của VKS khơng được CQĐT thực hiện thì phải chờ đến khi CQĐT kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho VKS thì mới có quyền khởi tố bị can, yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra và phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Việc này, sẽ kéo dài thời gian giải quyết vụ án, hạn chế cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Do vậy, để khắc phục hạn chế nêu trên, trong các quy định BLTTHS hiện hành về thẩm quyền khởi tố bị can của VKS, học viên đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 126 của BLTTHS theo hướng VKS có quyền trực tiếp khởi tố bị can trong giai đoạn đang điều tra khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hậu quả của hành vi bắt buộc phải có kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y hoặc của Cơ quan định giá tài sản như: Các tội phạm được quy định tại các Điều 104,105,106.v.v. Chương XII “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của BLHS thì hành vi cố ý hoặc vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được xác định là tội phạm bắt buộc phải có tỷ lệ % thương tật nhất định. Trong thực tiễn hiện nay, CQĐT và VKS thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc khởi tố bị can đối với các tội danh nêu trên.
Đối với các tội phạm mà cấu thành cơ bản của điều luật cần phải có điều kiện “đã bị xử lý hành chính…hoặc bị kết án…” ví dụ như: Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS); tội trộm cắp tài sản (Điều 138
BLHS); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS). v.v. Trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định người đã thực hiện hành vi mà hành vi đó chỉ bị coi là tội phạm khi người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương tự với thời hiệu là một năm hoặc bị kết án về tội phạm đã thực hiện. Lý do, người từ địa phương này đến địa phương khác làm ăn khai man họ, tên…rồi thực hiện hành vi phạm tội, nên việc xác minh nhân thân của đối tượng gặp rất nhiều khó khăn cần xem xét sửa đổi cho phù hợp.
Về tạm giữ
Tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định trong thời hạn 12 giờ, CQĐT phải gửi quyết định tạm giữ cho VKS cùng cấp, không quy định việc gửi kèm theo các tài liệu liên quan đến việc tạm giữ. Do đó, VKS khó xác định tính có căn cứ của quyết định tạm giữ. Bộ luật cần bổ sung vào khoản 3 Điều 86 nội dung gửi quyết định tạm giữ và những tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ cho VKSND cùng cấp để VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ.
Trong thực tế người đang bị gia hạn tạm giữ mà CQĐT muốn thay đổi