- Trong kiểm sát tố giác tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
2.2.1.2. Những hạn chế, tồn tạ
Trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua, cơng tác KSĐT các vụ án hình sự tại VKSNDTC vẫn cịn một số hạn chế sau:
Cơng tác nắm kiểm sát TG, TBVTP, về cơ bản đã được thực hiện tốt nhưng vẫn còn một số đơn vị, những vụ việc chưa thực sự làm tốt; việc nắm tin báo, việc theo dõi cập nhật của KSV ở một số đơn vị THQCT & KSĐT có lúc khơng kịp thời, cịn có đơn vị khơng có sổ theo dõi TG, TBVTP, chưa cập nhật, đối chiếu, kiểm tra sổ sách theo dõi tin báo của CQĐT thường xuyên; việc xử lý của CQĐT nhiều khi chưa triệt để.
Cá biệt có Kiểm sát viên được phân cơng thụ lý KSĐT các vụ án hình sự, có khi chỉ chú ý tiến hành các thủ tục ban đầu như: Phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn bắt tạm giam, phê chuẩn lệnh khám xét… sau đó gần như để mặc cho Điều tra viên tiến hành điều tra, mọi diễn biến liên quan đến việc giải quyết tiếp theo của Điều tra viên thì KSV gần như khơng nắm được. Đến khi vụ án được kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS đề nghị truy tố thì KSV mới nghiên cứu tồn bộ hồ sơ. Khi đó mới tiến hành xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ, do vậy khơng cịn đủ thời gian để khắc phục những sai sót, xử lý những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, dẫn tới phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Do việc không tuân thủ theo thủ tục chặt chẽ quy trình KSĐT các vụ án hình sự của CQĐT, nên trong q trình KSĐT vụ án vẫn cịn có các sai phạm khơng đáng có cho nên số vụ án VKS phải trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung thời gian qua còn nhiều.
Trong kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Việc ADPL trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn bộc lộ một số hạn chế sau:
Việc theo dõi thời hạn tạm giam bị can của một số KSV chưa được chú ý, cập nhật thường xuyên, chưa đôn đốc CQĐT, nên có trường hợp CQĐT đề nghị gia hạn tạm giam quá gấp, dẫn đến việc nghiên cứu và ra quyết định phê chuẩn của VKS bị thụ động.
Công tác quản lý, bảo vệ nhà tạm giữ, tạm giam khơng nghiêm, cịn để tình trạng bị can tạm giữ, tạm giam trốn; một số bị can tự sát: trong 5 năm (2007- 2011) có 40 trường hợp tạm giữ, 415 trường hợp tạm giam trốn; 95 người bị tạm giữ chết (trong số đó có: tự sát 78; bị đồng phạm đánh chết: 05; AIDS: 12) [36].
Trong hoạt động kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình sự
Qua thực trạng tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra trong thời gian qua cũng còn bộc lộ một số hạn chế sau:
Cơng tác điều tra, khám phá án hình sự chưa đạt kết quả cao nên trong 5 năm đã có nhiều vụ án và bị can phải tạm đình chỉ, do hết hạn điều tra, do bị can trốn, hoặc chưa bắt được bị can.
Một số vụ án được khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ ban đầu không cẩn thận, cịn phiến diện, do đó khơng xác định được tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của bị can nên đã phải đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự 82 trường hợp theo Điều 25 BLHS năm 1999.
Trong công tác trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chủ yếu vẫn do trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ không bảo đảm và thiếu những chứng cứ quan trọng cần phải bổ sung; do nhận thức và áp dụng tội danh (ví dụ: tội phạm về hóa đơn GTGT, tội phạm trong lĩnh vực thuế, chứng khoán, tội phạm xâm phạm sở hữu...) giữa Tòa án và Viện kiểm sát cịn có những điểm khác nhau.
Những năm qua, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương cịn nhiều, thậm chí có vụ trả hồ sơ u cầu điều tra bổ sung nhiều lần. Có tình trạng này là do giữa Viện kiểm sát và cơ quan
điều tra chưa có sự phối hợp thường xuyên trong việc trao đổi trước khi khởi tố; việc phối hợp cùng tham gia quá trình điều tra đối với những vụ án phức tạp chưa được quan tâm đúng mức.
Trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án, một số Kiểm sát viên chưa theo sát tiến trình điều tra của cơ quan điều tra; chưa kịp thời đề ra yêu cầu điều tra hoặc đề ra yêu cầu điều tra chung chung, CQĐT khó thực hiện. Một số vụ án lớn, phức tạp, nhiều bị can, cơ quan điều tra chưa thực hiện việc sơ kết quá trình điều tra để kịp thời đánh giá được tiến độ giải quyết vụ án, nên VKS chưa nắm hết được tiến trình điều tra, khó khăn vướng mắc trong q trình điều tra do đó chưa đề ra yêu cầu điều tra phù hợp dẫn đến việc điều tra bị kéo dài hoặc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Đối với một số vụ án, công tác phối hợp liên ngành tư pháp Trung ương trong việc giải quyết án (các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, các vụ án tham nhũng lớn...) ngay từ giai đoạn điều tra vụ án chưa kịp thời và chưa có đường lối giải quyết phù hợp, nên chưa hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Ngoài ra, cũng do xuất phát từ việc KSĐT các vụ án hình sự một cách
khơng chặt chẽ ngay từ giai đoạn đầu; do năng lực của KSV, Điều tra viên cịn hạn chế, nên q trình lập hồ sơ giải quyết vụ án cịn để lại những sai sót về mặt nội dung và hình thức tố tụng mà cơ quan Tồ án khơng thể khắc phục được, phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trong kết thúc điều tra và quyết định truy tố
Có một số vụ án có nội dung phức tạp, nhiều bị can, thời gian nghiên cứu theo quy định của tố tụng hình sự ngắn nên một số kiểm sát viên đã đề xuất xử lý vụ án khơng đảm bảo tính có căn cứ, vì vậy, quá trình kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị THQCT và KSĐT án hình sự đã yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa trước khi truy tố.
Một số vụ án đã có quyết định truy tố nhưng thủ tục vẫn chưa bảo đảm như: thiếu về chứng cứ chứng minh tội phạm, thiếu một số thủ tục tố tụng cần thiết…dẫn đến việc Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Cá biệt có vụ án, quyết định truy tố đã được chuyển đến Tòa án và Tòa án đã mở phiên tòa để xét xử nhưng tại phiên tịa phát hiện có thiếu sót nên kiểm sát viên đã rút quyết định truy tố.