.5 Vốn đầu tư phát triển của Tiền Giang và vốn FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)

2.3.1 Bổ sung nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của tỉnh

Từ năm 2001, xét theo số tuyệt đối vốn thực hiện các dự án ĐTTTNN tăng dần qua các năm, tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ thì vốn FDI ln chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Bảng 2.5 Vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn giải ngân FDI

ĐVT: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn ĐT phát triển của TG 2.489 2.964 3.311 3.505 5.003 5.852 6.598 8.474 10.525 Vốn FDI của TG 16 57 93 62 34 43 92 463 774 Tỷ lệ(%)vốn FDI so Vốn ĐT TG 0,64 1,92 2,81 1,77 0,68 0,73 1,39 2,63 7,35

Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2009 và Sở KH&ĐT

Biểu đồ 2.5 Vốn đầu tư phát triển của Tiền Giang và vốn FDI FDI 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 7.0% 8.0% 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 200120022003200420052006200720082009 Vốn ĐT phát triển của TG Vốn FDI của TG Tỷ lệ vốn FDI so Vốn ĐT (%) TG

Tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh có sự tăng giảm khơng đồng đều, đặc biệt giảm mạnh trong hai năm 2006, 2007. Năm 2009 có nguồn vốn FDI đóng góp nhiều nhất trong cả thời kỳ 7,35%, 6 tháng đầu năm 2010 là 11,19 triệu USD, bằng 68% so cùng kỳ năm 2009.

Nhưng so với nguồn vốn trong toàn tỉnh, đặc biệt là vốn ngoài nhà nước, vốn từ các tổ chức, các DN và các hộ gia đình thì vẫn cịn rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do phần lớn các dự án vào Tiền Giang đều là những nhà đầu tư nhỏ, năng lực tài chính, quản lý cơng nghệ chưa cao, quy mô vốn thấp nên chưa tạo được tác động có tính đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới cần cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trở nên hấp dẫn hơn nhằm thu hút vốn ĐTTTNN vào tỉnh nhiều hơn.

2.3.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh

Trong những năm qua, nền kinh tế Tiền Giang phát triển tương đối toàn diện và liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn mức trung bình của cả nước, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 9% (so với dự kiến của cả nước là 7,5%) bằng mức tăng bình quân của các tỉnh trong Vùng KTTĐPN. Mức tăng trưởng cao tiếp tục duy trì trong hai năm 2006 - 2007 trên 11%. Năm 2008 mặc dù ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới tỉnh vẫn duy trì ở mức tăng cao 11,3%, nhưng sang năm 2009 do tác động suy thoái ngày càng sâu nên hầu hết các chỉ tiêu đều bị giảm sút. GDP năm 2009 chỉ đạt 9,2% vượt mục tiêu Nghị quyết điều chỉnh của HĐND tỉnh và cao hơn mức tăng của cả nước là 5,32%. Trong 6 tháng đầu năm 2010, do tình hình kinh tế xã hội đã hồi phục GDP tăng bình quân 10,2%.

Bảng 2.6 Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2009 (%) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Bình quân GDP (giá ss 94) 7,3 8,3 9,6 9,2 10,7 11,1 13,0 11,3 9,2 10,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)