Tình hình thu hút FDI theo vùng, lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 60)

2.2 Thực trạng về thu hút vốn FDI tại Tiền giang từ năm 2001-2009

2.2.4 Tình hình thu hút FDI theo vùng, lãnh thổ

™ Trong các Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp:

Các dự án FDI tại Tiền Giang tập trung chủ yếu trong các khu, cụm công nghiệp, nhà đầu tư nước ngồi ưu chuộng các vị trí đã có sẳn kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh để dễ triển khai dự án. Tỉnh Tiền Giang đã được Chính phủ cho chủ trương thành lập 05 KCN là KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Soài Rạp, KCN Dịch vụ Dầu Khí, trong đó 03 KCN đã đi vào hoạt động vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD và 783.248 tỷ đồng, và hiện chỉ có KCN Mỹ Tho đã được các nhà đầu tư thuê hết diện tích. Ngồi ra UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN quản lý CCN Trung An. Đến nay các KCN và CCN Trung An đã hoạt động thu hút được 53 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký là 225.453.826 USD và 1620,91 tỷ đồng.

Hoạt động của các KCN-CCN vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, do hệ thống hạ tầng các KCN chưa hoàn chỉnh, việc tiếp cận quỹ đất bên ngoài các khu, cụm cơng nghiệp của nhà ĐTNN cịn khó khăn do tỉnh chưa chủ động tạo sẳn quỹ đất sạch để có thể đáp ứng ngay khi nhà đầu tư cần. Đa phần các nhà ĐTNN rất ngại phải chờ đợi trong thời gian tỉnh thực hiện công tác bồi thường, giải toả, thu hồi đất vì thời gian thực hiện các công việc này thường kéo dài làm tốn chi phí và mất cơ hội của nhà đầu tư.

Trong năm 2008, Ban Quản lý đã cấp phép mới cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư 63,180 triệu USD, có 01 dự án FDI tuyên bố giải thể (Cty TNHH MaViet giải thể và bán lại cho Cơng ty TNHH TC UNION-Thái Lan). Tính đến 31/12/2008 thì các KCN-CCN Tiền Giang đã thu hút được 16 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 283,2 triệu USD. Trong đó: KCN Mỹ Tho có 8 dự án với vốn đầu tư 131,4 triệu USD, KCN Tân Hương có 4 dự án với vốn đầu tư 26,3 triệu USD, KCN Long Giang có 1 dự án với vốn đầu tư 100 triệu USD, CCN Trung An có 1 dự án với vốn đầu tư 1,5 triệu USD, CCN Tân Mỹ Chánh có 2 dự án với vốn đầu tư 24 triệu USD.

Năm 2009 các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN vẫn hoạt động bình thường. Trong năm Ban quản lý các KCN cũng đã tiếp và làm việc với các cơng ty đến tìm hiểu mơi trường đầu tư tại KCN Tân Hương và KCN Long Giang như Tập đoàn Phong Nguyện tỉnh An Huy - Trung Quốc sản xuất bột mì; Cty TNHH Hansae - Hàn Quốc dự kiến thuê 30 ha để may mặt xuất khẩu, Công ty TNHH Quốc tế viễn Đông - Trung Quốc dự kiến thuê 100 ha để sản xuất vòi sen cao cấp xuất khẩu... Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư tại các KCN trong năm 2009 không mấy khả quan do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế biến động, chủ yếu các nhà đầu tư đến tỉnh là để thăm dò và khảo sát. Riêng 6 tháng năm 2010, Ban quản lý đã cấp 3 giấy chứng nhận cho nhà đầu tư vào KCN với vốn đăng ký là 13 triệu USD và 4 dựa án đã ký hợp đồng thuê đất đang làm thủ tục cấp phép.

Bảng 2.4 Số dự án trong KCN-CCN

Nguồn: Sở kế hoạch-Đầu tư

Dự án USD KCN Mỹ Tho 8 131.373.486 KCN Long Giang 1 100.000.000 KCN Tân Hương 4 26.300.000 CCN Trung An 1 1.500.000 CCN Tân Mỹ Chánh 2 24.000.000

Việc phát triển KCN nhằm khắc phục nhược điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Tiền Giang, vì trong điều kiện chưa thể cải thiện nhanh chóng hệ thống giao thơng vận tải, cung ứng điện nước, thì việc tập trung vốn đầu tư cho hạ tầng KCN trên một diện tích có giới hạn là giải pháp tốt nhất; đồng thời tạo điều kiện cho sự quản lý của nhà nước, bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư.

Hiện tại, khu chế xuất và khu cơng nghệ cao vẫn chưa được hình thành tại Tiền Giang. Nhưng tác động của nó đối với phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Chính vì vậy, thời gian tới cần tập trung nghiên cứu những ý tưởng mới của thế giới và kinh nghiệm từ thực tế hoạt động của các khu chế xuất ở nước ta để có chủ trương thích hợp.

™ Ngồi các khu, cụm cơng nghiệp: có 12 dự án cịn hiệu lực, tổng vốn đầu tư là 170,2 triệu USD tập trung tại huyện Cái Bè, Huyện Gị Cơng Đông, huyện Cai Lậy và huyện Chợ Gạo. Các dự án này đa số là các dự án liên doanh, trong đó bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Có 3 dự án hình thức 100% vốn ĐTNN cũng đã được cấp phép trong 6 tháng đầu năm 2010.

Tóm lại, nếu tính theo số dự án cấp phép hàng năm, thu hút đầu tư vào Tiền Giang khá ổn định đều có 1 đến 2 dự án được cấp phép. Nếu tính theo vốn đầu tư, mức vốn đầu tư hàng năm có biến động rất lớn do quy mô các dự án khác nhau: giai đoạn 2001-2005 thu hút 66,76 triệu USD, giai đoạn 2006 - 2009 là 231,9 triệu USD và 40 triệu trong 6 tháng đầu năm 2010.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu số dự án FDI đầu tư phân theo lãnh thổ tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2001-2009

Xét về quy mô vốn đầu tư: các dự án đầu tư nước ngồi ở Tiền Giang

chủ yếu có quy mơ vốn nhỏ, có đến 26 dự án (chiếm 60,5%) có quy mơ dưới 5 triệu USD, trong đó 18 dự án dưới 3 triệu USD - chiếm 42%, thậm chí có dự án chỉ có 80.000 USD. Vốn đầu tư bình quân một dự án là 11 triệu USD, giai đoạn 2001-2005: 6,92 triệu USD, giai đoạn 2006-2007: 13 triệu USD, giai đoạn 2008-2009: 19,2 triệu USD, 6,2 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010. Xu hướng biến động cho thấy quy mô vốn của dự án tăng lên do nền kinh tế thế giới dần dần hồi phục. Từ năm 2006, đã có dự án quy mơ lớn như dự án KCN Long Giang có vốn đến 100 triệu USD, dự án Chi nhánh của

Công ty Uni - President 25,38 triệu USD, dự án sân golf và khu du lịch nghỉ của Công ty TNHH Genuwin D&C Tiền Giang 1.280 tỉ đồng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 60)