.12 Tỷ lệ vốn bình quân cho 1 lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 75)

Vốn thực hiện 16 57 93 62 34 43 92 223 774 Lao động KV FDI 447 403 1.889 1.842 1.709 1.914 2.500 2.907 4.274 Tỷ lệ vốn thực hiện/lao động 0,036 0,141 0,049 0,034 0,020 0,022 0,037 0,077 0,181

Nguồn: Niêm giám thống kê, Sở KH&ĐT

Giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ vốn thực hiện/người lao động đạt rất thấp, đặc biệt là năm 2005 (0,02) do đây là giai đoạn có số lượng DN giải thể nhiều nhất của tỉnh vì hoạt động khơng hiệu quả. Sau đó tỷ lệ này tăng đều các năm 2006, 2007 cho đến 2008, 2009 tăng nhanh. Vốn bình quân cho 1 lao động tăng chứng tỏ các dự án đang chú trọng nhiều hơn đến các ngành thâm dụng vốn, kỹ thuật cơng nghệ cao. Qua đó thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cải thiện và cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Nhìn chung, ĐTTTNN đã tác động đáng kể đến nguồn nhân lực của Tiền Giang như: góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh, làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng tay nghề và trình độ quản lý của doanh nghiệp cho người lao động.

2.4 Những hạn chế ở khu vực ĐTTTNN tại tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua

- Số dự án và vốn ĐTNN thu hút được hàng năm còn rất thấp, chất lượng dự án không cao nên nhiều dự án chỉ triển khai thực hiện giấy phép không quá 5 năm đã giải thể trước hạn, một số dự án không triển khai thực hiện giấy phép. Điều này tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà ĐTNN.

- Lĩnh vực thu hút còn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thương mại và dịch vụ rất ít chỉ có từ 1 đến 2 dự án.

- Đối tác nước ngoài của các dự án đầu tư ở Tiền Giang thường là những nhà đầu tư nhỏ và trung bình. Năng lực tài chính, cơng nghệ và kỹ năng quản lý không cao nên chưa tạo được ngoại tác tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

- Số lượng các DN có vốn FDI hoạt động hàng năm so với tổng số DN trong tỉnh là rất thấp. Mức đóng góp vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh hàng năm không đáng kể.

- Nguồn vốn FDI phân bổ chưa hợp lý giữa các địa phương, chủ yếu tập trung trong KCN, CCN nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN-CCN hiện nay còn chậm ảnh hưởng đến việc thu hút và hoạt động của các DN.

- Hiện nay tại Tiền Giang chưa có trung tâm dạy nghề đào tạo lao động lành nghề cung cấp riêng cho KCN, CCN nên làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Lực lượng lao động thường được đào tạo lại bởi chính các DN cho phù hợp với nhu cầu công việc, điều này làm mất nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.

- Một số doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam như vi phạm về sử dụng lao động, vi phạm về xử lí nước thải...gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Do nền đất yếu nên các dự án lớn rất khó triển khai vì chi phí gia cơng

xử lý nền móng cao, vì vậy mà các dự án cơng nghiệp nặng thường khơng khả thi khi có quyết định đầu tư vào các KCN.

- Lực lượng lao động qua đào tạo còn rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

- Hiện tại, nhà ĐTNN vào các KCN, CCN Tiền chủ yếu là các nước Châu Á, chưa thu hút được các dự án từ các nước có cơng nghệ tiên tiến như Châu Mỹ và Châu Âu.

- Hoạt động xúc tiến thu hút ĐTNN tại tỉnh cịn rất yếu. Tỉnh chậm có bộ phận chuyên trách cho công tác xúc tiến đầu tư. Việc tiếp nhận dự án đầu tư cịn mang tính thụ động.

- Môi trường đầu tư của tỉnh chậm được cải thiện, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được cho yêu cầu dự án, thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ, thiếu các dịch vụ hỗ trợ ĐTNN. Vì vậy chỉ có những dự án ĐTNN trong KCN Mỹ Tho và CCN Trung An là tồn tại được trong thời gian dài.

- Năng lực của các DN trong tỉnh chưa đủ mạnh để xây dựng liên doanh với nhà ĐTNN đầu tư vào tỉnh. Các dự án thường phải giải thể trước hạn, nhiều liên doanh xãy ra mâu thuẫn gay gắt giữa các bên.

- Tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN, nhiều dự án gặp khó khăn trong một thời gian dài nhưng chậm được xem xét, trợ giúp nhằm giúp nhà đầu tư sớm cải thiện tình hình. Từ phân tích trên có thể tóm lược về mơi trường thu hút và sử dụng FDI bằng ma trận SWOT như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 75)