Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)

2.1 Thực trạng về môi trường đầu tư của tỉnh Tiền giang

2.1.6 Môi trường pháp lý

Tiền Giang đã và đang tiếp tục cải cách hành chính theo hướng ngày càng tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư khi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhà đầu tư chỉ cần liên hệ đến Cơ quan đầu mối là được hướng dẫn về hồ sơ, trình tự giải quyết của cơ quan nhà nước. Cơ quan đầu mối trên địa bàn tỉnh, được quy định như sau:

- Ban Quản lý các KCN sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với các dự án ĐTNN đến 40 triệu USD.

- Sở KH & ĐT sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho những dự án đầu tư ngoài KCN và thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.

Để các thủ tục hành chính về đầu tư được giải quyết nhanh, kịp thời, tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian của nhà đầu tư và phù hợp với thẩm quyền

của các sở ngành, địa phương, UBND tỉnh cho thành lập Tổ liên ngành. Thời hạn xem xét, giải quyết các thủ tục đầu tư được quy định cụ thể trong Quy chế thực hiện cơ chế phối hợp liên thông trong giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 5122/QĐ.UBND ngày 29/12/2009. Áp dụng cơ chế “một cửa” trong hoạt động của BQL thông qua Quy trình đầu tư vào KCN ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-BQL ngày 23/5/2007, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 đã có tác động tích cực, mang lại nhiều kết quả thiết thực đáp ứng được nhu cầu phục vụ nhà đầu tư.

Tuy nhiên, qua tiếp xúc với nhà đầu tư thì Ban Quản lý các KCN nhận thấy có một số vấn đề cần quan tâm:

+ Các nhà đầu tư khi đến đầu tư rất cần những thông tin chi tiết chuyên sâu như: thuế suất các loại thuế, giá cho thuê đất, giá bán điện sản xuất, giá bán điện giờ cao điểm, chi phí hạ thế…

+ Thời gian qua việc trả lời các thông tin trên chủ yếu là BQL, nhưng nhà đầu tư thực sự muốn các ngành chức năng chuyên môn trả lời hơn vì có những vấn đề chi tiết BQL khơng nắm chắc.

+ Sau khi thực hiện cấp phép đầu tư, việc hỗ trợ của các ngành cho thực hiện dự án đầu tư chưa thực sự nhanh chóng và kịp thời.

Từ thực tế trên, để giúp các nhà đầu tư có những thơng tin chi tiết liên quan đến dự án đầu tư các ngành tỉnh phải hỗ trợ nhiệt tình cho BQL các KCN. Mặt khác, các ngành cần hỗ trợ tốt cho nhà đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư.

Về chính sách thu hút đầu tư: Hiện tỉnh cam kết thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các luật định của Trung ương như Luật đầu tư, Luật đất đai...cho tất cả các dự án đầu tư vào tỉnh.

Để thu hút vào các KCN, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 05/2006/QĐ- UBND ngày 16/2/2006 về Quy định ưu đãi đầu tư vào KCN Mỹ Tho thay thế cho Quyết định 45/2001/QĐ-UBND ngày 16/10/2001, Quyết định 5405/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 về Quy định ưu đãi đầu tư vào KCN Tân Hương. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành Quyết định về "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Nỗ lực rõ nhất trong quảng bá thu hút vốn đầu tư được thể hiện tại "Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2010" do UBND tỉnh tổ chức ngày 29/1/2010 chính thức xúc tiến mời gọi thu hút đầu tư 117 dự án, với tổng vốn 10,6 tỷ USD vào Tiền Giang.

Tóm lại, với sự nỗ lực cải cách của tỉnh môi trường pháp lý đã được cải thiện rất nhiều, đem đến nhiều hỗ trợ hơn cho các nhà đầu tư vào tỉnh. Thực tế khảo sát 22 doanh nghiệp đánh giá về mức độ hài lòng về hiệu quả làm việc của cơ quan Nhà nước: 45,5% tương đối hiệu quả, 40,9% hiệu quả, 4,5% là kém hiệu quả. Còn về mức độ hài lịng các chính sách thu hút đầu tư thì 63,6% các doanh nghiệp khá hài lòng (Xem số liệu khảo sát phụ lục 2).

Tỉnh Tiền Giang dù có nhiều lợi thế như giữ vị trí “cửa ngõ” của vùng

ngun liệu, nơng sản, thực phẩm nhiều nhất của đất nước - vùng ĐBSCL, mạng lưới giao thơng khá hồn chỉnh, nguồn nhân lực trẻ có trình độ học vấn bình qn cao so với các tỉnh trong vùng, chỉ số năng lực cạnh tranh tốt (PCI 2009 – Tốt – xếp hạng 9), chính quyền thân thiện, có nhiều quy hoạch thuận lợi và chính sách khuyến khích các nhà đâu tư. Tuy nhiên, Tiền Giang cũng như các tỉnh khu vực ĐBSCL hiện tại đang vấp phải hai vấn đề cốt lõi đó là: giao thơng hạ tầng cơ sở kỹ thuật tuy được quan tâm nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chất lượng lao động qua đào tạo còn quá thấp. Đồng thời thiếu sự liên kết giữa các địa phương trong tỉnh, trong vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)