.1 Mục tiêu tổng quát thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 78)

Đơn vị: tỷ đồng 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 2006- 2020

I-Mục tiêu tối thiểu phải đạt về vốn FDI

thực hiện theo Quy họach TT (tỷ đồng) 5.963 14.558 2.5481 46.002

Tỷ giá tính tốn VNĐ/USD 16.059 18.432 20.702

Quy thành ngoại tệ(làm tròn triệu USD) 371 790 1.231 2.392 II- Mục tiêu phấn đấu đạt mức vốn FDI 400 900 1.700 3.000

thực hiện (triệu USD)

III- Tăng so với mục tiêu tối thiểu 108% 114% 138% 125%

Bảng 3.2 Mục tiêu thu hút vốn FDI

ĐVT: triệu USD

2011-2015 2016-2020

1 Thu hút vốn đầu tư 900 1.700

% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội 18,5% 22,1%

2 Doanh thu 1.800 3.000

3 Xuất khẩu 120 180

% trên tổng KN xuất khẩu của tỉnh 9,3% 11%

4 Nhập khẩu 78 95

% trên tổng KN nhập khẩu của tỉnh 30% 32%

5 Nộp ngân sách 92 180

% trên tổng thu ngân sách 8,4% 10%

6 Giải quyết việc làm cho lao động (người) 25.000 45.000

Mục tiêu tổng quát:

1. Mục tiêu thu hút vốn ĐTTTNN giai đoạn 2010-2020: - Giai đoạn 2011 - 2015:

Trong giai đoạn 2011 - 2015, mục tiêu tối thiểu phải đạt vốn FDI thực hiện là 790 triệu USD, chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Mục tiêu phấn đấu là 900 triệu USD vốn thực hiện, quy mơ vốn đầu tư bình quân một dự án khoảng 30 - 31 triệu USD/dự án. Tỷ lệ vốn thực hiện

trên vốn đăng ký vào khoảng 49% - 50%. Muốn vậy, giai đoạn này cần phải thu hút khoảng 60 - 70 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,7 - 1,8 tỷ USD.

Nâng tỷ lệ đóng góp cho GDP lên 7% vào năm 2015, mức đóng góp cho ngân sách lên 10%. Nâng tổng doanh thu của các dự án ĐTNN trong cả giai đoạn này đạt 1.800 triệu USD - gấp ba lần giai đoạn 2006 - 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD, chiếm 9,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động.

- Giai đoạn 2016 -2020:

Trong giai đoạn 2015 - 2020, yêu cầu phải thực hiện đạt mức vốn đầu tư nước ngoài tối thiểu từ 1,2 - 1,25 tỷ USD, chiếm khoảng 10% - 11% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Mục tiêu phấn đấu là 1.700 triệu USD vốn thực hiện, quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án vào khoảng 25 triệu USD/dự án. Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký vào khoảng 55% - 56%. Để đạt mục tiêu trên cần phải thu hút khoảng 80 - 90 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,8 - 3,0 tỷ USD.

Nâng tỷ lệ đóng góp cho GDP lên 10% vào năm 2020, mức đóng góp cho ngân sách lên 20%. Nâng tổng doanh thu của các dự án đầu tư nước ngoài trong cả giai đoạn này đạt 3.000 triệu USD - gấp 1,6 lần giai đoạn 2011 - 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 180 triệu USD, chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 45.000 lao động.

3.1.3 Định hướng về thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Khuyến khích thu hút ĐTNN vào các ngành dịch vụ, cơng nghiệp kỹ thuật cao, hiện đại có hàm lượng chất xám, tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển

Thu hút FDI vào Tiền Giang từ nay đến năm 2020, cần tập trung vào các lĩnh vực như sau:

™ Trong lĩnh vực Thương mại - dịch vụ -du lịch

- Phát triển thị trường nội địa, mở rộng giao thương với Tp.HCM, các tỉnh trong Vùng KTTĐPN, vùng ĐBSCL gắn liền với phát triển mạng lưới thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, quy hoạch những vị trí có lợi thế thương mại ở đơ thị để xây dựng, phát triển các khu thương mại, dịch vụ tại Tp.Mỹ Tho, thị xã Gị Cơng, Cai Lậy, Cái Bè. Hình thành các khu dân cư - đơ thị - thương mại - dịch vụ khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng và nghỉ dưỡng khu vực Bắc Gị Cơng, Đông Nam Tân Phước, Trung Lương (Mỹ Tho)...củng cố và phát triển hệ thống các chợ đầu mối về nơng thuỷ sản khác đã có trên địa bàn Tỉnh, tạo cầu nối giữa vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL.

- Tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tạo mọi điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, các sản phẩm xuất khẩu từ các khu công nghiệp và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, thủy sản, cây ăn quả...

- Phát triển mơ hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hố các loại hình và sản phẩm du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các địa điểm có tiềm năng du lịch như: các cù lao trên sông

- Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao.

- Phấn đấu đến năm 2020 giá trị gia tăng ngành dịch vụ chiếm 36,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,8%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 13,6%/năm thời kỳ 2011 - 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 9-10 tỷ đô la, năm 2020 kim ngạch đạt trên 1,8 tỷ USD, tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 16,2%/năm. Năm 2020, thu hút khách du lịch đạt khoảng 2 triệu người, trong đó khách quốc tế trên 1 triệu người.

™ Trong lĩnh vực công nghiệp:

Trước mắt ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm mà tỉnh có lợi thế về nguồn nguyên liệu, về tiềm năng và ưu thế cạnh tranh hoặc nhằm bổ trợ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh và vùng ĐBSCL như công nghiệp chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, công nghiệp công nghệ sinh học. Đồng thời chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng và ít lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Từ năm 2011, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trước đây chưa phát triển như hoá chất, vật liệu xây dựng; từng bước phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ và công nghiệp phụ trợ, hình thành và nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp điện - điện tử - tin học, cơ khí chế tạo…

- Từ năm 2015 tiếp tục phát triển ngành công nghiệp chế biến theo chiều sâu và tăng cường phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Ưu tiên thu hút các dự án phát triển các KCN-CCN:

+ Ngành công nghiệp Tiền Giang phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt 19.550 tỷ đồng (tăng bình quân 18,17%/năm), giá trị tăng thêm của công nghiệp sẽ đạt 20.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 lao động (trong đó các KCN, CCN đóng góp khoảng 65% giá trị SXCN, chiếm 65% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh và giải quyết việc làm khoảng 55.000 lao động).

+ Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt 40.800 tỷ đồng (tăng bình qn 15,85%/năm), giá trị tăng thêm của cơng nghiệp sẽ đạt 58.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 218.500 lao động (trong đó các KCN, CCN đóng góp khoảng 70%, giá trị xuất khẩu đạt 68% - 70% của tỉnh và giải quyết việc làm khoảng 100.000 lao động). Tốc độ tăng trưởng về giá trị SXCN bình quân thời kỳ 2006-2020 là 20,07%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực II chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP tồn tỉnh, cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp.

+ Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các KCN, CCN. Phấn đấu đến năm 2020 lấp đầy 4 KCN tập trung (KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Dịch vụ Dầu khí và KCN Sồi Rạp) và 7

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:

™

- Về trồng trọt và chế biến nông sản: tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như phát triển các vùng rau sạch chất lượng cao, phát triển các vùng trồng cây ăn quả chuyên canh tạo nguồn nguyên liệu hàng hóa, đáp ứng yêu cầu về lượng và chất, về quy cách, giá thành sản phẩm cho công nghiệp chế biến, cho tiêu dùng và cho xuất khẩu tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo.

- Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi: tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.

- Thu hút các tập đoàn đầu tư sản xuất thuốc và các chất vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Xây dựng mới các cụm cảng cá, bến cá ở Mỹ Tho và Gị Cơng gắn với việc đầu tư phát triển các chợ đầu mối về thuỷ sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển mới các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

3.2 Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang. kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang.

3.2.1 Cơ sở hoạch định các giải pháp nhằm thu hút FDI

Thứ nhất: dựa trên những phân tích về thực trạng môi trường đầu tư, thu hút và sử dụng vốn FDI tại Tiền Giang trong chương 2.

Thứ hai: Dựa trên phân tích SWOT cấp 1 ở chương 2 để đưa ra bảng

phân tích SWOT cấp 2 ở chương 3.

Bảng 3.3 Bảng phân tích SWOT cấp 2 Cơ hội (O) Cơ hội (O)

1.Tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và cơ chế quản lý nhà nước thơng thống và tăng cường tính chủ động cho địa phương 2.Làn sóng đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.

3.Những cải cách về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh

4.Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

5. Đường cao tốc Tp.HCM-Cần Thơ, tuyến đường sắt Tp.HCM-Mỹ Tho, tuyến liên tỉnh Cần Đước-Chợ Gạo, QL 50 và cầu Mỹ Lợi sẽ khởi động năm 2010.

Đe doạ (T)

1.Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định

2.Đầu tư hạ tầng- kỹ thuật tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu.

3.Cạnh tranh các tỉnh, thành phố trong việc thu hút vốn đầu tư

4.Giá cả tăng, lạm phát tăng.

5. Ơ nhiểm mơi trường. 6.Khả năng điều hành kinh tế chưa theo kịp tốc độ hội nhập của Việt Nam. 7. Lao động thiếu tay nghề.

Điểm mạnh (S)

1. Lợi thế về mặt địa lý

(Qlộ 1A Sông Tiền, Biển) và điều kiện tự nhiên.

2. Cơ quan đầu mối có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ. 3. Quản lý theo mơ hình “ một cửa tại chổ” có sự uỷ quyền của các bộ và địa phương.

4. Nằm trong vùng nguyên liệu, lao động.

5. Là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL và kinh tế trọng điểm phía nam.

6. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.

1. Giải pháp SO(1): S1,3,5,6 + O1,3,4: Tuyên truyền các chính sách của nhà nước. 2. Giải pháp SO(2): S2,3,6 + O3,9: Cải thiện môi trường đầu tư

3. Giải pháp SO(3): S1,3,6 + O1,2,3,4,5: tăng cường thu hút vốn ĐTNN.

1. Giải pháp ST(1): S2,3,4,6 + T2,3: Tăng cường công tác quy hoạch các dự án ĐTNN.

2. Giải pháp ST(2): S2,4 + T2: hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

3. Giải pháp ST(3): S1,4,6 + T1: Quy hoạch nguồn nguyên liệu đầu vào.

Điểm yếu (W) 1. Thiếu nhân lực chất lượng cao. 2. Cở sở hạ tầng, cảng biển của tỉnh cịn thấp kém, chưa đồng bộ.

3. Cơng tác xúc tiến đầu tư còn yếu, khả năng dự báo yếu kém.

Các giải pháp W-O

1. Giải pháp WO(1): W1,2,4,5 + O2: Hạn chế ô nhiểm môi trường, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. 2. Giải pháp WO(2): W7 + O2,4: Cải tiến hệ thống ngân hàng. Các giải pháp W-T 1. Giải pháp WT(1): W1 + T4,7: Ổn định và phát triển xã hội. 2. Giải pháp WT(2): W3,4,6 + T4,6: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện chất lượng

4. Công tác quy hoạch chưa đồng bộ.

5. Ô nhiễm môi trường. 6. Cơ chế quản lý 1 cửa còn nhiều bất cập chưa phối hợp tốt giữa các ngành.

7. Hệ thống ngân hàng ở tỉnh còn khiêm tốn thủ tục quá rườm rà, giải ngân chậm.

3. Giải pháp WO(3): W2 + O2,3,4: thu hút vốn xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

4. Giải pháp WO(4): W3 + O2: học tập kinh nghiệm, quản lý điều hành của các nước.

các cơ quan hoạch định chính sách.

Tận dụng cơ hội và điểm mạnh để đối đầu với thách thức (SOT):

- Sử dụng quyền lực Nhà nước, nâng cao tính chủ động và đưa ra các yêu cầu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chú ý khâu quản lý nhằm giảm lao động phổ thông, chất lượng thấp (S5, O1, O3, T7).

- Sử dụng quyền lực của Nhà nước tăng cường khâu kiểm tra, giám sát nhằm bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sống của tỉnh Tiền Giang (S5, O1, O3, T5).

Tận dụng cơ hội, phát huy điểm mạnh để giải quyết thách thức và khắc phục điểm yếu:

- Tận dụng lợi thế sẳn có về địa lý, nguồn nguyên liệu…, mở cửa cho các nhà ĐTNN và phối hợp chặt chẽ với Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế để hoạch định chương trình đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhất là ở các khu, cụm công nghiệp (S1, O2, O4, W1,W2, T2, T7).

- Sử dụng cơ chế quản lý Nhà nước theo tư duy “hội nhập” để tăng cường tính chủ động cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến thu hút nguồn vốn FDI ( S5, O1, O3, W3, T6).

3.2.2 Tăng cường quan hệ hợp tác trong thu hút đầu tư

Có chính sách hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐPN để tập trung được nguồn lực lớn, đủ sức giải quyết các vấn đề lớn hơn như đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ, các hệ thống hạ tầng cung cấp dịch vụ như điện, nước, viễn thông, ngân hàng...

Tận dụng tối đa các cơ hội để hội nhập, hợp tác với các tỉnh KTTĐPN, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh trong vùng để xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, để thu hút sự đầu tư vốn từ các nhà ĐTNN.

3.2.3 Về công tác quy hoạch

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch khơng cịn phù hợp.

Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng trong công tác quy hoạch, bảo đảm không trái với các cam kết quốc tế.

Cần tiến hành thu hồi đất và giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 78)