.7 Đóng góp của ĐTTTNN vào GDP của Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 65)

ĐVT: tỷ đồng (giá hiện hành) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đóng góp vào GDP 137 239 419 356 327 507 1.113 1.039 1.065 Tốc độ tăng(%) - 74,45 75,31 -15 -8,15 55,05 119,5 -6,6 2,5 Tỷ lệ đóng góp cho GDP(%) 1,9 2,9 4,5 3,2 2,54 3,4 6,1 4,2 3,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2009 và báo cáo của Sở KH&ĐT

Biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng và tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP Tiền Giang

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng(%) Tỷ lệ đóng góp cho GDP%

Tốc độ tăng năm 2007 là 6,1% mức đóng góp cao nhất trong cả thời gian qua kể từ khi tỉnh tiếp nhận dự án có vốn FDI đầu tiên vào năm 1990. Đây là năm có thêm nhiều dự án ĐTTTNN (9 dự án) và có quy mơ vốn đầu tư tăng cao (dự án KCN Long Giang có vốn đến 100 triệu USD, dự án Chi nhánh của Công ty Uni - President 25,38 triệu USD). Năm 2008, 2009 tỷ lệ đóng góp có phần giảm sút một phần ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế, các DN gặp khó khăn về vốn, một số dự án mới được cấp phép trong giai đoạn triển khai thủ tục đầu tư, công tác đền bù, xây dựng cơ bản ngồi ra cịn có sự gia tăng đóng góp của các thành phần kinh tế khác trong tỉnh.

Tốc độ tăng (giảm) khu vực FDI vào GDP tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua có sự biến động thất thường, tăng cao trong năm 2003 và giai đoạn 2007-2009 nhưng lại sụt giảm nghiêm trọng nhất là năm 2004 và 2005. Điều này cho thấy sự đóng góp của khu vực FDI không ổn định và chưa thật sự là một nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng kinh tế Tiền Giang. Nhưng để phát triển kinh tế xã hội thì nội lực bên trong là chưa đủ, cần thêm thật nhiều nguồn lực từ bên ngồi mà vốn FDI là một

nguồn vốn khơng thể thiếu để có thể kích thích sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế và tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu quan trọng của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì vậy, từ đầu năm 2010 tỉnh đã có nhiều dự án hấp dẫn và ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh (Phụ lục: Danh mục các dự án thu hút đầu tư). Đây là một xu hướng đúng đắn, tất yếu trong điều kiện tình hình

kinh tế cả nước nói chung Tiền Giang nói riêng đang có nhiều điều kiện thuận lợi như hiện nay.

2.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Biến động cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện qua bảng 2.8 như sau:

Từ bảng 2.8 cho ta thấy tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng đều qua các năm, ngành dịch vụ tăng nhưng có dấu hiệu chậm lại. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP liên tục giảm nhưng nhìn chung ngành nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế trên 47% GDP. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế Tiền Giang chuyển dịch chậm và cịn nặng về nơng nghiệp; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Sự phụ thuộc này sẽ làm giảm tính ổn định của sự tăng trưởng kinh tế và gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm trong bối cảnh dân số tăng và diện tích đất đai cho sản xuất giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 65)