.13 Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

1. Lợi thế về mặt địa lý (Qlộ 1A Sông Tiền, Biển) và điều kiện tự nhiên.

2. Cơ quan đầu mối có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ.

3. Quản lý theo mơ hình “ một cửa tại chổ” có sự uỷ quyền của các bộ và địa phương.

4. Nguồn nguyên liệu phong phú, lao động đông rẻ.

5. Thị trường tiêu thụ rộng.

6. Là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL và kinh tế trọng điểm phía nam.

7. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh

8. Tình hình an ninh ổn định

1. Đội ngũ cơng nhân thiếu tay nghề 2. Hệ thống Cảng Mỹ Tho chưa được tốt. 3. Cở sở hạ tầng của tỉnh còn thấp kém, chưa đồng bộ.

4. Công tác xúc tiến đầu tư cịn yếu 5. Cơng tác quy hoạch chưa đồng bộ 6. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu, cơng tác giải toả gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.

7. Cơ chế quản lý 1 cửa còn nhiều bất cập chưa phối hợp tốt giữa các ngành 8. Hệ thống ngân hàng ở tỉnh còn khiêm tốn thủ tục quá rườm rà, giải ngân chậm 9. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa tốt.

Cơ hội (O) Đe doạ (T)

1.Tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện và cơ chế quản lý nhà nước thơng thống và tăng cường tính chủ động cho địa phương

2.Làn sóng đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.

3.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề

4.Những cải cách về cơ chế, chính sách

1.Lực lượng lao động chưa có tay nghề và thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao 2.Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định

3.Đầu tư hạ tầng- kỹ thuật tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu

4.Cạnh tranh các tỉnh, thành phố trong việc thu hút vốn đầu tư

thu hút đầu tư vào tỉnh

5.Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

6.Đường cao tốc Tp.HCM – Cần Thơ, tuyến đường sắt Tp.HCM – Mỹ Tho, tuyến liên tỉnh Cần Đước – Chợ Gạo, QL 50 và cầu Mỹ Lợi sẽ khởi động năm 2010.

5.Giá cả tăng, lạm phát tăng 6. Ơ nhiểm mơi trường.

7.Thái độ phục vụ của các ngành còn quan liêu, tham nhũng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này chủ yếu tập trung làm rõ thực trạng thu hút ĐTTTNN trong giai đoạn 2003 -6/20. Cụ thể, chương 2 đã trình bày khái quát sự phát triển kinh tế xã hội của Tiền Giang, khái quát quá trình thu hút FDI trong thời gian qua, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI là do tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương tăng đều qua các năm…. Bên cạnh đó đã phân tích những đóng góp của vốn FDI vào tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp ngân sách, giải quyết lao động…Chương này cũng nêu rõ các tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế việc thu hút FDI vào tỉnh. Từ đó, đưa ra bảng phân tích SWOT để là cơ sở đề ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng lực thu hút vốn FDI tỉnh Tiền giang trong chương 3.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TẠI TỈNH TIỀN GIANG

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển FDI tỉnh Tiền Giang

3.1.1 Quan điểm về thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2010-2020:

Bảo đảm phù hợp với mục tiêu và định hướng thu hút vốn ĐTTTNN của cả nước và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 17 /2009/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2009.

Vốn ĐTTTNN là một bộ phận cấu thành tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

Tăng cường huy động vốn ĐTNN cho phát triển kinh tế của tỉnh nhưng phải bền vững và góp phần mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, gắn liền với thu hút vốn là cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thu hút vốn phải bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển KT - XH với bảo vệ môi trường, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

- Gắn với ổn định chính trị, trật tự xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án ĐTNN hoạt động hiệu quả, khuyến khích mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ...

- Thu hút một cách chủ động, có chọn lọc, chú trọng chất lượng, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

- Chủ động tiếp cận và mời gọi các tập đồn kinh tế lớn (TNCs) có nhiều tiềm lực về tài chính và cơng nghệ để đầu tư dự án có chất lượng cao, quy mơ vốn lớn, cơng nghệ hiện đại, có thị trường tiêu thụ ổn định nhằm có những đóng góp tích cực cho tăng trưởng và phát triển của tỉnh.

- Cần đa dạng hoá các lĩnh vực thu hút ĐTNN, bên cạnh tập trung thu hút các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cần chú trọng thu hút dự án đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đặc biệt là: đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe và ngân hàng.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng CNH - HĐH, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12,5%/năm giai đoạn 2006-2020 thì mục tiêu thu hút và sử dụng vốn ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)