Thu hút FDI theo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

2.2 Thực trạng về thu hút vốn FDI tại Tiền giang từ năm 2001-2009

2.2.2 Thu hút FDI theo ngành

Trong 28 dự án cịn hiệu lực tính đến 31/12/2009 theo ngành, với 6 dự án liên doanh và 22 dự án 100% vốn nước ngồi thì đa số các dự án ĐTTTNN ở Tiền Giang đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp, có đến 21 dự án thuộc lĩnh vực cơng nghiệp chế biến: chế biến lương thực, thuỷ sản, thực phẩm đồ uống, may mặc và thức ăn chăn nuôi với tổng vốn đầu tư là 202,6 triệu USD, chiếm 44,7% tổng vốn đầu tư, cơng nghiệp khác có 04 dự án với tổng vốn đầu tư là 69,3 triệu USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư; trong lĩnh vực dịch vụ thu hút 03 dự án, vốn đăng ký 181,5 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư, trong đó có 02 dự án đầu tư vào bất động sản như kinh doanh sân golf, xây dựng văn phòng - căn hộ cho thuê và đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN (năm 2007 với dự án KCN Long Giang vốn đầu tư

100 triệu USD). Các dự án mới được cấp phép trong 6 tháng năm 2010 cũng chủ yếu tập trung trong lãnh vực CN chế biến và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bảng 2.2 Các dự án FDI phân theo lãnh vực tính đến 31/12/2009 Lĩnh vực sản xuất Số dự án Vốn đầu tư Lĩnh vực sản xuất Số dự án Vốn đầu tư

(triệu USD)

Sản xuất thức ăn chăn nuôi 7 52,14

Chế biến lương thực, thực phẩm 5 99,08 Chế biến thuỷ sản 4 13,65 Dệt may 4 8,66 Nuôi trồng thuỷ sản 1 0,10 Kinh doanh bất động sản 2 173,3 Cung cấp nước sạch 1 18,2 Cơ khí, điện tử 4 69,3

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư

Thu hút ĐTTTNN thuộc lĩnh vực công nghiệp trong thời gian qua là phù hợp với các lợi thế về kinh tế của địa phương. Nhà đầu tư nước ngoài đến Tiền Giang chủ yếu để khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ: gạo, trái cây, gia súc, gia cầm, thuỷ sản cho các dự án chế biến nông sản, thuỷ sản, bia; nguồn nhân cơng dồi dào, chi phí lao động thấp cho các dự án dệt may và chế biến thủy sản, nông sản. Các dự án cơ khí, chế tạo máy chủ yếu ở khâu lắp ráp máy điều hoà, hàng điện tử, sản xuất, gia công các chi tiết kim loại, thực tế các dự án này hoạt động không hiệu quả tại Tiền Giang.

Kết quả thu hút ĐTNN vào tỉnh Tiền Giang năm 2009 giảm nhiều so với những năm trước. So với số lượng nhà đầu tư nước ngồi đã đến tỉnh quan hệ, tìm hiểu mơi trường đầu tư thì số dự án và lượng vốn FDI thu hút vào tỉnh

đạt thấp. Nếu có sự chuẩn bị tốt hơn, kết quả thu hút ĐTNN có thể tăng hơn số dự án nói trên. Một số hạn chế hiện nay trong thu hút FDI vào Tiền Giang cần được khắc phục như hoạt động xúc tiến đầu tư mới bước đầu thực hiện, nội dung dự án mời gọi đầu tư chưa được nghiên cứu, công bố đủ các thông tin về dự án theo yêu cầu tìm hiểu của nhà đầu tư, công tác phối hợp giữa các cơ quan của tỉnh trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thật tốt ..., vì vậy chế độ cung cấp thơng tin và giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tư chưa tốt. Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan trong tỉnh giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và của Bộ Kế họach và Đầu tư trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Các dự án FDI thu hút được trong những năm gần đây đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô đầu tư. Lĩnh vực đầu tư đang dần dần chuyển sang các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, bất động sản, dịch vụ, y tế..... Tuy nhiên, các dự án thuộc lĩnh vực này cịn q ít so với tổng số các dự án đã được cấp phép, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục gần như khơng có dự án nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)