Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 43)

2.1 Thực trạng về môi trường đầu tư của tỉnh Tiền giang

2.1.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Mạng lưới giao thông đường bộ hồn chỉnh, 100% xã có đường ơ tơ

vào đến trung tâm của xã, hệ thống vận tải hành khách công cộng đã phủ khắp từ trung tâm TP.Mỹ Tho đến trung tâm các huyện và đang triển khai qua các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp... Để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, một số cơng trình hạ tầng trọng điểm của Tiền Giang sẽ được khởi động trong năm 2010. Đó là dự án cầu Mỹ Lợi, tuyến đường liên tỉnh Cần Đước - Chợ Gạo và dự án đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Thuận. Tỉnh cũng đã đầu tư 88,93 tỷ đồng xây dựng 576 cơng trình. Tuy nhiên, hiện vẫn cịn nhiều đường đất đá nhất là ở vùng nông thôn, một số tuyến đường đang thi cơng (QL 50, 60) cịn chậm tiến độ gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển và sản xuất. Theo khảo sát 22 DN về giao thông của tỉnh: 50% tương đối tốt, 41% chưa được tốt.

- Hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển

hàng hoá bằng đường thuỷ, nhất là việc thu gom nguyên liệu nông sản về chế biến. Tuyến đường thủy từ TP.HCM đi Campuchia qua kênh Chợ Gạo dài 28,5km đang được đầu tư nâng cấp mở rộng với tổng vốn trên 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do luồng sông Tiền thông ra cửa tiểu quá cạn, không phát huy được vận chuyển đường thuỷ với số lượng lớn về cảng TP.HCM để xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp với quy mô lớn. Vì vậy, tỉnh cần cải tạo trong thời gian tới để giao thông đường thuỷ đáp ứng nhu cầu tốt hơn.

- Hệ thống cảng: Cảng Mỹ Tho hiện chỉ có khả năng tiếp nhận tàu dưới 5000 tấn, nên cần có kế hoạch nâng cấp để cảng trở thành cảng khu vực có năng lực giao nhận trên 500 nghìn tấn/năm và đảm bảo tàu có trọng tải 3000 – 5000 DWT có thể ra vào bến. Ngoài ra, Cảng cá Mỹ Tho, Vàm Láng chỉ dùng phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá, Cảng nông sản Phú Cường chỉ phục vụ xếp dỡ hàng lương thực. Theo khảo sát thực tế, có đến 45,5% DN cho rằng chưa được tốt, 15,9% yếu, chỉ có 34,1% là tương đối tốt.

- Hệ thống điện: để phát triển công nghiệp, ngành điện đã tập trung vốn đầu tư xây dựng mới đường dây và lắp đặt thêm nhiều trạm biến áp. Nhưng hiện chất lượng điện cung cấp cho sản xuất chưa được tốt ở một số vùng nông thôn nhất là vùng sâu xa vẫn cịn tình trạng mất điện nhiều lần làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Theo khảo sát 22 DN về chất lượng cung cấp điện thì chỉ có 9,1% rất tốt, 45,5% là bình thường.

- Nước: Hiện nay có 8 nhà máy cấp nước với tổng cơng suất là 107.200

m3/ngày cung cấp cho hơn 64.500 hộ. Nguồn cấp nước gồm 13 trạm xử lý nước mặt và 31 trạm xử lý nước ngầm. Theo khảo sát thì đa số ( 61%) DN cho rằng được cung cấp nước tốt. Tuy vậy, hiện nước sạch vẫn chưa được đảm bảo đối với nhiều hộ nông thôn tại các vùng sâu. Hơn nữa, hiện dự án Công ty cổ phần BOO nước Đồng tâm cung cấp nước cho khu vực Gị Cơng Đơng hiện đang là một vấn đề nhức nhối của tỉnh cần được giải quyết.

- Hệ thống bưu chính viễn thơng tiếp tục phát triển nhanh, cơ sở hạ

tầng được trang bị hiện đại. Cuối năm 2009 tồn tỉnh có 202 điểm phục vụ bưu điện, tổng số thuê bao đạt 1,49 triệu. Internet tiếp tục tăng nhanh, mật độ bình quân là 2,13 thuê bao/100 dân. Nhìn chung, dịch vụ bưu chính viễn thông đã phủ khắp các xã trong tỉnh bao gồm viễn thông cố định, viễn thông di động, Internet.... Mặc dù vậy theo ý kiến của 22 doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì đa số cho rằng chất lượng viễn thơng vẫn cịn ở mức trung bình. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách đầu tư cải thiện đảm bảo chất lượng để phục vụ tốt hơn.

- Cơ sở hạ tầng của các khu, cụm cơng nghiệp

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng trong các KCN - CCN đang được quan tâm và đầu tư khá tốt. Theo khảo sát thực tế 22 doanh nghiệp về hệ thống giao

thơng nội bộ trong KCN – CCN thì đa số 54,5% trả lời là tương đối tốt, 27,3% tốt, chỉ có 13,6% chưa được tốt.

+ KCN Tân Hương: đã hồn thành hệ thống thốt nước, trạm cấp nước giai đoạn 1, văn phòng Ban quản lý KCN, cổng KCN, hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải giai đoạn 1. Bên cạnh đó, các hạng mục đang triển khai như: san nền đạt 95% diện tích, hệ thống giao thông đạt 50%, hệ thống cấp nước giai đoạn 1 đạt 80%, hàng rào 90%, hệ thống chiếu sáng 10%, cây xanh 60%, lát vỉa hè 25%.

+ KCN Mỹ Tho: 100% diện tích đã được lấp kín, cơng trình duy tu đường nội bộ số 1,4,6,7 đã hoàn thành, hạng mục điện chiếu sáng đạt 60%, hạng mục lát vĩa hè đạt 97%, cơng trình tuyến cống thoát nước đấu nối CCN, thoát nước tỉnh lộ 864 ra sông Tiền đang chờ phân bổ vốn... cơng trình hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải với công suất 3500 m3 ngày - đêm đã được đưa vào sử dụng.

+ CCN Trung An: quy mô 17,5 ha, đã lắp đầy, hạng mục lát vĩa hè đã

đưa vào sử dụng, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật của CCN đang được xét duyệt. + KCN Long Giang: Cơ bản đã triển khai hạ tầng cho hơn 100 ha giai đoạn 1. Hiện đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có hướng đấu nối cụ thể giao thơng KCN vào đường Cao tốc nên khó khăn trong kêu gọi đầu tư. Ngã ba giao lộ giữa Tỉnh lộ 866B với Tỉnh lộ 866 và Tỉnh lộ 866 với quốc lộ 1 A còn vướng tầm nhìn gây khó khăn cho các phương tiện giao thơng ra vào KCN đang được xem xét giải quyết.

+ KCN Tân Phước 1: Hiện đang chờ Sở Xây dựng điều chỉnh quy hoạch chung Vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước để bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo. Riêng KCN Tân Phước II hiện thời vẫn chưa đủ điều kiện thành lập.

+ Các dự án cơng nghiệp phía Đơng, đang được quy hoạch phát triển. Các dự án bao gồm:

y KCN Dịch vụ dầu khí. y KCN Tàu thủy Sồi Rạp.

y Dự án Tổng kho dầu khí Sồi Rạp – Petromekong. y Dự án Tổng kho xăng dầu Sồi Rạp - Hiệp Phước. y Khu liên hợp cơng nghiệp – dịch vụ Gị Cơng. y CCN Cảng biển Gia Thuận – Tân Phước.

Mặc dù nhà máy xử lý nước thải tập trung đến ngày 18/5/2010 đã xử lý được 369.798 m3, các DN đã ký hợp đồng xử lý nước thải. Nhưng hiện nay công tác bảo vệ môi trường nhất là xử lý nước thải tại các KCN – CCN vẫn chưa được các DN quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Vẫn cịn tình trạng chưa xử lý nước thải đạt loại C để đấu nối vào khu xử lý nước thải tập trung, chủ yếu tại KCN Mỹ Tho, một số DN vẫn chưa ký hợp đồng xử lý nước thải. Còn theo khảo sát thì có đến 40,9% doanh nghiệp khơng có xử lý nước thải. Bên cạnh đó các ngành chức năng chưa xử lý các DN gây ô nhiễm môi trường một cách triệt để. Kết quả khảo sát về mức độ kiểm tra của các cơ quan, có đến 36,4% ít khi, 27,3% thỉnh thoảng chỉ có 25% là thường xuyên. Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường tại KCN Ban quản lý đã xây dựng Quy chế quản lý môi trường lấy ý kiến các ngành tổng hợp và chờ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Về Dịch vụ Tài chính – Ngân hàng: hiện có 13 chi nhánh các ngân

hàng hoạt động tại Tiền Giang, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các DN trong tỉnh về huy động vốn, gửi tiền, vay tiền, thanh toán và các dịch vụ khác. Hệ thống ngân hàng đang từng bước hiện đại hố, áp dụng cơng nghệ

tiên tiến đồng thời đã tham gia với nhiều ngân hàng trên thế giới. Nhưng tình trạng về thời gian giải ngân cho vay của các ngân hàng còn rất chậm, theo khảo sát các doanh nghiệp 40,9% từ 10 đến 12 ngày và 27,3% trên 12 ngày.

- Du lịch Tiền Giang từng bước phát triển và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Tp.HCM và vùng ĐBSCL. Hiện tại đã có 16 đơn vị kinh doanh lữ hành cùng với trên 200 thuyền máy vận chuyển khách du lịch, 53 khách sạn và 12 nhà hàng, Bến tàu du lịch Mỹ Tho cũng đã được đưa vào khai thác. Tiền Giang hiện vẫn chưa có các khu vui chơi giải trí với quy mơ lớn, đa năng để phục vụ nhu cầu, nên rất cần vốn từ các nhà đầu tư. Đa số các nhà hàng khách sạn đều có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất thấp kém, khơng có đủ tiện nghi như hồ bơi, sân tennis, hệ thống liên lạc quốc tế,…và hiện đang bị ảnh hưởng rất lớn sau khi Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang rơi vào tay tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 43)