Định hướng về thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 84)

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển FDI tỉnh Tiền Giang

3.1.3 Định hướng về thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Khuyến khích thu hút ĐTNN vào các ngành dịch vụ, cơng nghiệp kỹ thuật cao, hiện đại có hàm lượng chất xám, tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển

Thu hút FDI vào Tiền Giang từ nay đến năm 2020, cần tập trung vào các lĩnh vực như sau:

™ Trong lĩnh vực Thương mại - dịch vụ -du lịch

- Phát triển thị trường nội địa, mở rộng giao thương với Tp.HCM, các tỉnh trong Vùng KTTĐPN, vùng ĐBSCL gắn liền với phát triển mạng lưới thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, quy hoạch những vị trí có lợi thế thương mại ở đơ thị để xây dựng, phát triển các khu thương mại, dịch vụ tại Tp.Mỹ Tho, thị xã Gị Cơng, Cai Lậy, Cái Bè. Hình thành các khu dân cư - đơ thị - thương mại - dịch vụ khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng và nghỉ dưỡng khu vực Bắc Gị Cơng, Đông Nam Tân Phước, Trung Lương (Mỹ Tho)...củng cố và phát triển hệ thống các chợ đầu mối về nơng thuỷ sản khác đã có trên địa bàn Tỉnh, tạo cầu nối giữa vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL.

- Tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tạo mọi điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, các sản phẩm xuất khẩu từ các khu công nghiệp và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, thủy sản, cây ăn quả...

- Phát triển mơ hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hố các loại hình và sản phẩm du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các địa điểm có tiềm năng du lịch như: các cù lao trên sông

- Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao.

- Phấn đấu đến năm 2020 giá trị gia tăng ngành dịch vụ chiếm 36,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,8%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 13,6%/năm thời kỳ 2011 - 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 9-10 tỷ đô la, năm 2020 kim ngạch đạt trên 1,8 tỷ USD, tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 16,2%/năm. Năm 2020, thu hút khách du lịch đạt khoảng 2 triệu người, trong đó khách quốc tế trên 1 triệu người.

™ Trong lĩnh vực công nghiệp:

Trước mắt ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm mà tỉnh có lợi thế về nguồn nguyên liệu, về tiềm năng và ưu thế cạnh tranh hoặc nhằm bổ trợ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh và vùng ĐBSCL như công nghiệp chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, công nghiệp công nghệ sinh học. Đồng thời chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng và ít lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Từ năm 2011, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trước đây chưa phát triển như hoá chất, vật liệu xây dựng; từng bước phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ và công nghiệp phụ trợ, hình thành và nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp điện - điện tử - tin học, cơ khí chế tạo…

- Từ năm 2015 tiếp tục phát triển ngành công nghiệp chế biến theo chiều sâu và tăng cường phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Ưu tiên thu hút các dự án phát triển các KCN-CCN:

+ Ngành công nghiệp Tiền Giang phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt 19.550 tỷ đồng (tăng bình quân 18,17%/năm), giá trị tăng thêm của công nghiệp sẽ đạt 20.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 lao động (trong đó các KCN, CCN đóng góp khoảng 65% giá trị SXCN, chiếm 65% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh và giải quyết việc làm khoảng 55.000 lao động).

+ Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất cơng nghiệp sẽ đạt 40.800 tỷ đồng (tăng bình quân 15,85%/năm), giá trị tăng thêm của công nghiệp sẽ đạt 58.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 218.500 lao động (trong đó các KCN, CCN đóng góp khoảng 70%, giá trị xuất khẩu đạt 68% - 70% của tỉnh và giải quyết việc làm khoảng 100.000 lao động). Tốc độ tăng trưởng về giá trị SXCN bình quân thời kỳ 2006-2020 là 20,07%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực II chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP tồn tỉnh, cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp.

+ Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các KCN, CCN. Phấn đấu đến năm 2020 lấp đầy 4 KCN tập trung (KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Dịch vụ Dầu khí và KCN Sồi Rạp) và 7

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:

™

- Về trồng trọt và chế biến nông sản: tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như phát triển các vùng rau sạch chất lượng cao, phát triển các vùng trồng cây ăn quả chuyên canh tạo nguồn nguyên liệu hàng hóa, đáp ứng yêu cầu về lượng và chất, về quy cách, giá thành sản phẩm cho công nghiệp chế biến, cho tiêu dùng và cho xuất khẩu tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo.

- Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi: tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.

- Thu hút các tập đoàn đầu tư sản xuất thuốc và các chất vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Xây dựng mới các cụm cảng cá, bến cá ở Mỹ Tho và Gị Cơng gắn với việc đầu tư phát triển các chợ đầu mối về thuỷ sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển mới các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 84)