.2 Các dự án FDI phân theo lãnh vực tính đến 31/12/2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 58)

Lĩnh vực sản xuất Số dự án Vốn đầu tư

(triệu USD)

Sản xuất thức ăn chăn nuôi 7 52,14

Chế biến lương thực, thực phẩm 5 99,08 Chế biến thuỷ sản 4 13,65 Dệt may 4 8,66 Nuôi trồng thuỷ sản 1 0,10 Kinh doanh bất động sản 2 173,3 Cung cấp nước sạch 1 18,2 Cơ khí, điện tử 4 69,3

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư

Thu hút ĐTTTNN thuộc lĩnh vực công nghiệp trong thời gian qua là phù hợp với các lợi thế về kinh tế của địa phương. Nhà đầu tư nước ngoài đến Tiền Giang chủ yếu để khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ: gạo, trái cây, gia súc, gia cầm, thuỷ sản cho các dự án chế biến nông sản, thuỷ sản, bia; nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động thấp cho các dự án dệt may và chế biến thủy sản, nông sản. Các dự án cơ khí, chế tạo máy chủ yếu ở khâu lắp ráp máy điều hoà, hàng điện tử, sản xuất, gia công các chi tiết kim loại, thực tế các dự án này hoạt động không hiệu quả tại Tiền Giang.

Kết quả thu hút ĐTNN vào tỉnh Tiền Giang năm 2009 giảm nhiều so với những năm trước. So với số lượng nhà đầu tư nước ngồi đã đến tỉnh quan hệ, tìm hiểu mơi trường đầu tư thì số dự án và lượng vốn FDI thu hút vào tỉnh

đạt thấp. Nếu có sự chuẩn bị tốt hơn, kết quả thu hút ĐTNN có thể tăng hơn số dự án nói trên. Một số hạn chế hiện nay trong thu hút FDI vào Tiền Giang cần được khắc phục như hoạt động xúc tiến đầu tư mới bước đầu thực hiện, nội dung dự án mời gọi đầu tư chưa được nghiên cứu, công bố đủ các thông tin về dự án theo u cầu tìm hiểu của nhà đầu tư, cơng tác phối hợp giữa các cơ quan của tỉnh trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thật tốt ..., vì vậy chế độ cung cấp thông tin và giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tư chưa tốt. Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan trong tỉnh giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và của Bộ Kế họach và Đầu tư trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Các dự án FDI thu hút được trong những năm gần đây đã có sự gia tăng đáng kể về quy mơ đầu tư. Lĩnh vực đầu tư đang dần dần chuyển sang các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, bất động sản, dịch vụ, y tế..... Tuy nhiên, các dự án thuộc lĩnh vực này cịn q ít so với tổng số các dự án đã được cấp phép, các lĩnh vực văn hố, giáo dục gần như khơng có dự án nào.

2.2.3 Thu hút FDI theo đối tác đầu tư

Tính đến cuối năm 2009, Tiền Giang có 28 dự án có vốn ĐTNN có giấy phép đầu tư còn hiệu lực (bao gồm các dự án đã ngừng họat động nhưng chưa thực hiện xong thủ tục giải thể, chứm dứt hoạt động trước thời hạn theo quy định), tổng vốn đăng ký là 453,4 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là

200,1 triệu USD, chiếm 44,13% tổng vốn đầu tư.

Có 11 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư ở Tiền Giang, Trung Quốc có lượng vốn đầu tư lớn nhất đạt 111,3 triệu USD, Thái Lan đứng thứ hai với 41,1 triệu USD, Đài Loan đứng thứ ba với 13,7 triệu USD, Hàn quốc thứ tư với 11,9 triệu USD. Tiếp theo là Singapore, Anh, Nhật, Philipine, Malaysia, Hồng Kông và Hoa Kỳ.

Bảng 2.3 Vốn đầu tư nước ngồi của các dự án FDI cịn hiệu lực đến 31/12/2009, chia theo quốc tịch nhà đầu tư

STT Quốc tịch Số DA Vốn đầu tư (USD) Tỷ lệ (%) 1 Trung Quốc 12 111.300.000 42,86% 5 Hàn Quốc 4 11.946.875 14,29% 3 Thái Lan 3 41.050.000 10,71% 2 Singapore 2 8.100.000 7,14% 4 Đài loan 1 13.719.125 3,57% 6 Anh 1 4.959.000 3,57% 7 Nhật 1 4.000.000 3,57% 8 Philipine 1 2.175.000 3,57% 9 Malaysia 1 1.400.000 3,57% 10 Hồng Kông 1 750.000 3,57% 11 Hoa Kỳ 1 700.000 3,57% TỔNG 28 200.100.000 100%

Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư

Biểu đồ 2.3 Vốn ĐTTTNN phân theo quốc tịch tính đến 31/12/2009 111.3 41.1 13.7 11.9 8.1 5.0 4.0 2.2 1.4 0.8 0.7 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 Triệu USD

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo Quốc tịch đến 31/12/2009

Trong năm 2009, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng vốn FDI thu hút năm 2009 thấp hơn nhiều năm 2008, trong đó các vùng lãnh thổ đầu tư vào Tiền Giang gồm: Hàn Quốc và Hoa Kỳ chủ yếu đăng ký theo loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tình hình 6 tháng năm 2010 có khả quan hơn khi có nhiều nhà đầu tư đã đến tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc…Nhìn chung, tỉnh hiện chỉ mới thu hút được các nhà đầu tư đa phần ở Châu Á, Mỹ và Châu Âu cịn rất hạn chế.

2.2.4 Tình hình thu hút FDI theo vùng, lãnh thổ

™ Trong các Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp:

Các dự án FDI tại Tiền Giang tập trung chủ yếu trong các khu, cụm cơng nghiệp, nhà đầu tư nước ngồi ưu chuộng các vị trí đã có sẳn kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh để dễ triển khai dự án. Tỉnh Tiền Giang đã được Chính phủ cho chủ trương thành lập 05 KCN là KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Soài Rạp, KCN Dịch vụ Dầu Khí, trong đó 03 KCN đã đi vào hoạt động vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD và 783.248 tỷ đồng, và hiện chỉ có KCN Mỹ Tho đã được các nhà đầu tư thuê hết diện tích. Ngồi ra UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN quản lý CCN Trung An. Đến nay các KCN và CCN Trung An đã hoạt động thu hút được 53 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký là 225.453.826 USD và 1620,91 tỷ đồng.

Hoạt động của các KCN-CCN vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, do hệ thống hạ tầng các KCN chưa hoàn chỉnh, việc tiếp cận quỹ đất bên ngoài các khu, cụm cơng nghiệp của nhà ĐTNN cịn khó khăn do tỉnh chưa chủ động tạo sẳn quỹ đất sạch để có thể đáp ứng ngay khi nhà đầu tư cần. Đa phần các nhà ĐTNN rất ngại phải chờ đợi trong thời gian tỉnh thực hiện công tác bồi thường, giải toả, thu hồi đất vì thời gian thực hiện các cơng việc này thường kéo dài làm tốn chi phí và mất cơ hội của nhà đầu tư.

Trong năm 2008, Ban Quản lý đã cấp phép mới cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư 63,180 triệu USD, có 01 dự án FDI tuyên bố giải thể (Cty TNHH MaViet giải thể và bán lại cho Cơng ty TNHH TC UNION-Thái Lan). Tính đến 31/12/2008 thì các KCN-CCN Tiền Giang đã thu hút được 16 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 283,2 triệu USD. Trong đó: KCN Mỹ Tho có 8 dự án với vốn đầu tư 131,4 triệu USD, KCN Tân Hương có 4 dự án với vốn đầu tư 26,3 triệu USD, KCN Long Giang có 1 dự án với vốn đầu tư 100 triệu USD, CCN Trung An có 1 dự án với vốn đầu tư 1,5 triệu USD, CCN Tân Mỹ Chánh có 2 dự án với vốn đầu tư 24 triệu USD.

Năm 2009 các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN vẫn hoạt động bình thường. Trong năm Ban quản lý các KCN cũng đã tiếp và làm việc với các công ty đến tìm hiểu mơi trường đầu tư tại KCN Tân Hương và KCN Long Giang như Tập đoàn Phong Nguyện tỉnh An Huy - Trung Quốc sản xuất bột mì; Cty TNHH Hansae - Hàn Quốc dự kiến thuê 30 ha để may mặt xuất khẩu, Công ty TNHH Quốc tế viễn Đông - Trung Quốc dự kiến thuê 100 ha để sản xuất vòi sen cao cấp xuất khẩu... Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư tại các KCN trong năm 2009 không mấy khả quan do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế biến động, chủ yếu các nhà đầu tư đến tỉnh là để thăm dò và khảo sát. Riêng 6 tháng năm 2010, Ban quản lý đã cấp 3 giấy chứng nhận cho nhà đầu tư vào KCN với vốn đăng ký là 13 triệu USD và 4 dựa án đã ký hợp đồng thuê đất đang làm thủ tục cấp phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)